Ngày đăng: 29/11/2024 17:28:43
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#Balancedlearning
#Effectivelearning
#Mentalwellness
#Healthyhabits
Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo
----------------------------------
TRÌ HOÃN VÀ LƯỜI BIẾNG LIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT?
< English below >
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua cảm giác ngồi hàng giờ trên ghế sofa, mặc cho đống bài tập hay công việc đang chờ đợi. Bạn có tự hỏi tại sao lại như vậy? Có phải bạn đang lười biếng, hay thực ra chỉ là đang trì hoãn? Đây là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn, nhưng thực sự chúng có sự khác biệt rõ rệt. Hãy cùng Octo. làm rõ sự khác nhau giữa trì hoãn và lười biếng trong bài viết này nhé!
1. Định nghĩa Lười biếng và Trì hoãn
a. Lười biếng
Lười biếng là sự thờ ơ, thụ động, không muốn làm việc hoặc không có động lực để thực hiện nhiệm vụ. Người lười biếng có thời gian rảnh nhưng lại chọn không làm gì hoặc chỉ làm vào những việc không cần quá nhiều nỗ lực. Nếu bạn chỉ lười biếng trong một khoảng thời gian ngắn, tác động của nó thường không đáng kể. Những khoảng thời gian nghỉ ngơi này có thể giúp bạn phục hồi sức lực, đặc biệt khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng lười biếng kéo dài, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
b. Trì hoãn
Trì hoãn là bạn chủ ý dời lại một nhiệm vụ mà lẽ ra nên được thực hiện ngay và làm việc khác. Người trì hoãn thường có ý định hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại tìm cách tránh né hoặc kéo dài thời gian hoàn thành.
2. Sự khác biệt giữa Lười biếng và Trì hoãn
a. Nguyên nhân
Lười biếng thường xuất phát từ việc thiếu đam mê, khi mà người ta không tìm thấy niềm vui trong công việc hoặc học tập, cùng với những thói quen tiêu cực đã hình thành từ lâu. Người lười biếng thường thiếu động lực và không có mong muốn làm việc, cảm thấy thoải mái với việc không làm gì và không bị áp lực từ bên ngoài.
Ngược lại, trì hoãn liên quan đến nỗi sợ thất bại, khiến người ta tránh né việc bắt đầu, cũng như cảm giác quá tải khi công việc trở nên quá nhiều hoặc phức tạp. Mặc dù người trì hoãn có động lực và ý muốn hoàn thành nhiệm vụ, họ thường cảm thấy lo lắng vì chưa hoàn thành công việc nhưng vẫn không thể bắt đầu. Việc thiếu kỹ năng quản lý thời gian hợp lý cũng góp phần vào tình trạng trì hoãn, tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa sự lười biếng và trì hoãn trong công việc và học tập.
b. Hậu quả
Lười biếng thường xuất phát từ việc không nhận thức được sự cần thiết phải làm việc, hoặc không quan tâm đến hậu quả khi bản thân lười biếng. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội và làm giảm hiệu suất làm việc.
Trong khi đó, người trì hoãn thường nhận thức rõ ràng về trách nhiệm và hậu quả của việc không thực hiện nhiệm vụ, nhưng vẫn không thể bắt đầu công việc ngay lập tức. Hệ quả của lười biếng có thể là sự giảm sút trong năng suất và khả năng hoàn thành công việc, trong khi trì hoãn thường gây ra áp lực lớn hơn theo thời gian. Khi công việc bị dồn lại, nó có thể dẫn đến căng thẳng và lo âu liên tục. Nếu trì hoãn trở thành một thói quen, người ta có thể bắt đầu tránh né các nhiệm vụ quan trọng hơn, dẫn đến áp lực lớn hơn khi thời hạn đến gần và tạo ra một vòng luẩn quẩn khó thoát ra.
3. Cách vượt qua Sự Lười biếng và Trì hoãn
a. Đối với Lười biếng
Tìm kiếm đam mê: Khám phá những điều bạn đam mê và tìm cách kết hợp chúng vào công việc hàng ngày.
Đặt mục tiêu nhỏ: Bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ để tạo động lực và mang lại cảm giác tự hào. Việc hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ sẽ giúp bạn xây dựng tự tin và thúc đẩy bạn tiếp tục làm việc.
Thay đổi môi trường làm việc: Hãy thử đổi không gian làm việc của bạn như ở thư viện, quán cà phê, xung quanh những người bận rộn sẽ khiến bạn có cảm hứng làm việc hơn.
Tự thưởng cho bản thân: Thiết lập phần thưởng cho những thành tựu nhỏ. Việc tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo động lực và giúp bạn duy trì sự hứng thú với công việc.
Nhắc nhở bản thân: Nhắc nhở bản thân về trách nhiệm và mục tiêu của bạn. Tự nhắc nhở về lý do tại sao bạn cần phải hoàn thành công việc sẽ tạo động lực mạnh mẽ.
b. Đối với Trì hoãn
Tạo danh sách việc cần làm: Viết ra những nhiệm vụ cần hoàn thành trong ngày. Việc có một danh sách giúp bạn tổ chức công việc và cảm thấy hài lòng hơn khi hoàn thành từng nhiệm vụ.
Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được. Việc có một mục tiêu rõ ràng giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ và cảm thấy có động lực hơn để bắt đầu.
Phân chia nhiệm vụ: Chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ hơn để dễ hoàn thành hơn.
Sử dụng kỹ thuật Pomodoro: Thực hiện công việc trong khoảng thời gian 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút. Kỹ thuật này giúp cải thiện sự tập trung và giảm bớt áp lực.
Tìm kiếm nguồn động lực: Nhắc nhở bản thân về lý do tại sao bạn cần hoàn thành công việc. Có thể tạo ra một danh sách hoặc hình ảnh làm động lực để bạn phấn đấu.
Tạo thói quen tích cực: Hãy bắt đầu ngày mới với việc lập kế hoạch công việc. Khi bạn có thói quen, việc bắt đầu sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tự thưởng cho bản thân: Tự thưởng cho mình một bữa ăn, một ngày vui chơi khi hoàn thành công việc. Điều này giúp tạo động lực và khiến bạn cảm thấy hứng thú hơn với công việc.
Tóm lại, Lười biếng và Trì hoãn dù có vẻ giống nhau nhưng thực tế lại khác nhau về nhiều mặt. Hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp hiệu quả để vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Bằng cách phát triển thói quen tích cực và quản lý thời gian hiệu quả, chúng ta có thể giảm thiểu ảnh hưởng của cả lười biếng và trì hoãn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và đạt được mục tiêu của bản thân.
IS PROCRASTINATION AND LAZINESS THE SAME?
Many of us must have experienced the feeling of sitting on the sofa for hours, despite the pile of homework or work waiting for us. Do you wonder why this is the case? Are you lazy, or are you just procrastinating? These are two concepts that are often confused, but they have distinct differences. Let's clarify the difference between procrastination and laziness in this article!
1. Definition of Laziness and Procrastination
a. Laziness
Laziness refers to a lack of motivation, apathy, or unwillingness to work. Lazy individuals often have free time but choose to do nothing or engage in activities that require little effort. While being lazy for a short period can have a negligible impact and may help you recover after long hours of hard work, persistent laziness can lead to more significant issues over time.
b. Procrastination
Procrastination is when you deliberately reschedule a task that should have been done right away and do something else. Procrastinators often intend to complete a task but seek to avoid or prolong the completion time.
2. Difference between Laziness and Procrastination
a. Causes
Laziness often stems from a lack of passion, when people do not find joy in work or study, along with long-established negative habits. Lazy people lack motivation and have no desire to work, are comfortable with doing nothing, and are not under pressure from the outside.
Procrastination is linked to a fear of failure that leads to avoidance of tasks and feelings of being overwhelmed by complex or excessive work.. Although procrastinators are motivated and willing to complete tasks, they often feel anxious because they haven't finished their work but still can't start. The lack of proper time management skills also contributes to procrastination, creating a vicious cycle between laziness and procrastination at work and study.
b. Consequences
Laziness often arises from a lack of awareness about the importance of work or indifference to its consequences, resulting in missed opportunities and diminished job performance.
Meanwhile, procrastinators are often aware of the responsibilities and consequences of not performing tasks, but still cannot start work immediately. The outcome of laziness can be a decrease in productivity and ability to get things done, while procrastination often causes greater pressure over time. When work is piled up, it can lead to constant stress and anxiety. If procrastination becomes a habit, one may begin to avoid more important tasks, leading to greater pressure as deadlines approach and creating a vicious circle from which it is difficult to escape.
3. How to overcome Laziness and Procrastination
a. For Laziness
Find your passion: Discover the things you're passionate about and find ways to incorporate them into your daily work.
Set small goals: Start with small tasks to motivate and bring a sense of pride. Completing small tasks will help you build confidence and motivate you to keep working.
Change your work environment: Working in the library, coffee shop, or around busy people will make you more inspired to work.
Reward yourself: Set rewards for small accomplishments. Rewarding yourself for completing tasks will motivate you and help you maintain interest in your work.
Remind yourself: Remind yourself of your responsibilities and goals. Remembering why you need to get things done will be a powerful motivator.
b. For Procrastination
Create a to-do list: Write down the tasks that need to be completed for the day. Having a list helps you stay organized and feel more satisfied with completing each task.
Set clear goals: Identify specific and measurable goals. Having a clear goal makes it easier to track your progress and feel more motivated to get started.
Divide Tasks: Break down large tasks into smaller parts to make them easier to complete. Using the Pomodoro technique, Perform the work for 25 minutes, then take a 5-minute break. This technique helps to improve concentration and reduce pressure.
Find your motivation: Recall the reasons behind your work. Consider making a list or image to inspire you.
Create positive habits: Start your day with a work plan. Once you have a habit, it becomes easier to get started.
Reward yourself: Celebrate task completion with a delicious meal or a day off to boost motivation and engagement with your work.
In conclusion, while laziness and procrastination may appear similar, they differ in significant ways. Recognizing this distinction can lead to effective strategies for overcoming challenges. By cultivating positive habits and managing our time effectively, we can reduce the impact of both, enhancing our quality of life and achieving our goals.
______________________________________________________
Anh ngữ Octo.
Thông tin liên hệ:
-Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo
-Email: services@octo.vn
-Hotline: 0282 2002244
-Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức