Ngày đăng: 13/11/2024 19:07:15
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#Balancedlearning
#Effectivelearning
#Mentalwellness
#Healthyhabits
Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo
----------------------------------
TỐI ƯU HÓA GHI CHÚ VỚI PHƯƠNG PHÁP FLOW
< English below >
Chắc hẳn bạn đã từng cảm thấy chán nản khi phải ghi chép và ôn tập lại quá nhiều kiến thức. Đó là vì chúng ta thường ghi chú một cách thụ động, dẫn đến việc thông tin trở nên rối rắm và khó nhớ. Tuy nhiên, phương pháp Flow sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Với sơ đồ trực quan và cách liên kết thông minh, Flow không chỉ giúp bạn ghi chú hiệu quả mà còn làm cho việc học trở nên thú vị hơn.
1. Phương pháp Flow là gì?
Là phương pháp ghi chú tóm tắt những khái niệm dài dòng, khó hiểu thành những từ khóa đơn giản, dễ hiểu bằng các mũi tên, sơ đồ, đồ thị để liên kết các khái niệm liên quan với nhau. Phương pháp Flow đặc biệt hữu ích trong các trường hợp như:
Thảo luận nhóm: Khi tham gia vào các cuộc họp hoặc thảo luận, người dùng có thể ghi chú ý tưởng một cách nhanh chóng, dễ hiểu.
Học theo chủ đề: Khi học các chủ đề phức tạp, Flow giúp người học hình dung các mối liên kết giữa các khái niệm khác nhau.
Sáng tạo và giải quyết vấn đề: Phương pháp này khuyến khích sự tư duy sáng tạo, rất phù hợp cho những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, hoặc bất kỳ ai cần phát triển ý tưởng mới.
Phương pháp Flow phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những người muốn thay đổi cách ghi chép trong học tập và nghiên cứu, bao gồm học sinh, sinh viên, và các chuyên gia.
2. Ưu điểm và nhược điểm
+ Ưu điểm:
Tăng cường khả năng ghi nhớ: Các sơ đồ và mối liên kết giúp người học nhớ lâu hơn.
Dễ hiểu: Sơ đồ và biểu đồ thường trực quan hơn so với văn bản dài, giúp người học hiểu bài nhanh hơn.
Tổ chức thông tin hiệu quả: Phương pháp Flow giúp phân loại và tổ chức thông tin một cách logic, giúp người học dễ theo dõi và áp dụng.
+ Nhược điểm:
Không phù hợp với mọi loại thông tin: Một số nội dung phức tạp hoặc quá chi tiết có thể không dễ dàng để biểu diễn bằng sơ đồ. Khi cần ghi nhớ nhiều chi tiết, bạn nên ưu tiên phương pháp Cornell, vì Flow tập trung vào các luận điểm chính và bỏ qua những luận điểm phụ.
Khó áp dụng trong lớp học có nhịp độ nhanh: Khi tham gia các lớp học có nhịp độ nhanh, bạn có thể gặp khó khăn khi sử dụng phương pháp Flow vì không kịp ghi chú và tổ chức thông tin một cách hiệu quả.
3. Cách thực hiện phương pháp Flow
Để thực hiện phương pháp Flow một cách hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:
Xác định chủ đề chính: Bắt đầu bằng cách viết chủ đề ở giữa trang
Liệt kê các khái niệm con: Ghi chú các khái niệm liên quan đến chủ đề chính xung quanh nó. Sử dụng các từ khóa ngắn gọn để dễ nhớ.
Sử dụng mũi tên và hình ảnh: Kết nối các khái niệm bằng mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa chúng. Bạn cũng có thể sử dụng icon để làm nổi bật các ý tưởng quan trọng.
Tổ chức thông tin: Sắp xếp các khái niệm theo thứ tự logic hoặc theo nhóm để dễ theo dõi. Bạn có thể sử dụng màu sắc khác nhau để phân biệt các chủ đề.
Cập nhật và điều chỉnh: Khi có thêm thông tin mới, hãy cập nhật sơ đồ của bạn để dễ dàng ôn tập.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Microsoft OneNote, MindMeister, hoặc Lucidchart để tạo sơ đồ Flow.
* Lưu ý:
- Sơ đồ của bạn không cần quá phức tạp. Hãy Sử dụng từ khóa và cụm từ ngắn gọn để truyền đạt ý tưởng mà không làm rối thông tin.
- Đừng ngại thay đổi cách tiếp cận nếu bạn thấy rằng phương pháp này không hoạt động hiệu quả cho một chủ đề cụ thể. Hãy tìm ra những gì phù hợp nhất với phong cách học tập của bạn.
- Nếu bạn đang tham gia một lớp học hoặc cuộc họp có nhịp độ nhanh, hãy cân nhắc việc ghi chú nhanh trước và sau đó sắp xếp lại thông tin một cách có hệ thống sau đó.
- Đừng cố gắng ghi lại mọi thứ. Tập trung vào các điểm chính và các mối quan hệ quan trọng giữa chúng.
- Hãy để lại khoảng trống nhỏ giữa các ý để luôn cập nhập kiến thức mới
Tóm lại, phương pháp Flow là một công cụ hiệu quả giúp ghi chú và học tập bằng cách sử dụng sơ đồ và mối liên kết trực quan. Để tối ưu hóa hiệu quả, người học nên ghi chép và tổ chức thông tin rõ ràng, cập nhật thường xuyên và luôn ôn tập. Khi áp dụng đúng cách, bạn nắm vững kiến thức nhanh và lâu hơn.
OPTIMIZE TAKING NOTES WITH FLOW
You may have grown tired of writing and reviewing a lot of information. This often happens because we take notes passively, leading to confusion and difficulty in remembering the material. However, the Flow method can help you overcome this challenge. Flow’s intuitive diagrams and clever connections enhance note-taking and make learning more enjoyable.
1. What is the Flow method?
It is a note-taking method that summarizes long-winded, confusing concepts into simple, easy-to-understand keywords with arrows, diagrams, and graphs to link related concepts together. The Flow method is useful in cases such as:
The Flow method is suitable for all audiences, particularly those who wish to change their note-taking approach to learning and research, including students and professionals.
2. Advantages and disadvantages
+ Pros:
Enhances memorization: Diagrams and connections help learners remember longer.
Easy to understand: Diagrams and charts are often more intuitive than long text, helping learners understand the lesson faster.
Organize information effectively: The Flow method helps to classify and organize information logically, making it easy for learners to follow and apply.
+ Cons:
Not ideal for all information types: Diagrams may not effectively represent complex or detailed content. For memorizing extensive details, prioritize the Cornell method, as Flow focuses on main points and neglects secondary ones.
Difficult to apply in fast-paced classes: When participating in fast-paced classes, you may have difficulty using the Flow method because you can't take notes and organize information effectively.
3. How to implement the Flow method
To implement the Flow method effectively, you can follow these steps:
Identify the main topic: Start by writing the theme in the middle of the page List subconcepts: Take notes of concepts related to the main topic around it. Use concise keywords for easy remembering.
Use arrows and images: Connect concepts with arrows to show the connection. You can also use icons to highlight important ideas.
Organize information: Organize concepts logically or in groups for easy follow-up. You can use different colors to differentiate the themes.
Updates and adjustments: As new information becomes available, update your diagram for easy review.
Alternatively, you can use apps like Microsoft OneNote, MindMeister, or Lucidchart to create a Flow diagram.
*Note:
- Your diagram doesn't need to be too complicated. Use keywords and concise phrases to convey ideas without cluttering up information.
- Don't be afraid to change your approach if this method doesn't work well for a particular topic. Find out what best suits your learning style.
- If you're in a fast-paced class or meeting, consider taking quick notes first and systematically rearranging the information afterward.
- Don't try to record everything. Focus on the key points and the important relationships between them.
- Leave a small gap between ideas always to update new knowledge.
In conclusion, the Flow method is an effective tool for note-taking and learning through diagrams and visual connections. Learners should take notes clearly, organize information effectively, update their notes regularly, and consistently review the material. When applied correctly, this method helps individuals master knowledge more quickly and retain it longer.
______________________________________________________
Anh ngữ Octo.
Thông tin liên hệ:
-Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo
-Email: services@octo.vn
-Hotline: 0282 2002244
-Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức