[ Bài Viết ] - TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ (PHẦN 1)

Ngày đăng: 20/05/2024 15:03:55

Tác giả: Thùy Linh 

Dịch giả: Thùy Linh

#Languageorigin

#Sociolinguistics

#Languagediversity

 Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo

----------------------------------

TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ 

 

< English below >

 

Chữ viết luôn là một phần không thể tách rời của lịch sử và văn hóa mỗi quốc gia. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Việt Nam cũng sở hữu những hệ thống chữ viết đa dạng và độc đáo, phản ánh sự phát triển không ngừng của xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những diễn biến của chữ viết Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử.

 

 

Lịch sử Việt Nam ghi nhận, đã có 3 loại chữ viết (văn tự) được dùng để ghi chép tiếng Việt là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng như khảo cổ học cả trong và ngoài nước, còn có một loại chữ khác là chữ Việt cổ đã gắn bó với quá trình dựng nước từ thuở sơ khai.

 

1. Chữ Việt cổ là gì?

 

Theo bộ sử ký đầu tiên của nước ta là “Đại Việt Sử ký toàn thư” của sử gia Lê Văn Hưu đời nhà Trần, sau này được sử gia Ngô Sĩ Liên đời Hậu Lê biên soạn lại, cho đến cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim và các bộ sách Lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả của Viện Sử học thời hiện đại thì nước ta đã được thành lập từ trước thời Hồng Bàng với vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương vào năm Nhâm Tuất (2879) trước Công nguyên (TCN), tính đến nay (2016) là 4.995 năm. Lúc bấy giờ, người Việt thời Thượng cổ của chúng ta đã có chữ viết (văn tự) riêng biệt (chữ Việt cổ).

 

Lối chữ viết này, có tên là “chữ Khoa Đẩu” (khoa đẩu có nghĩa là con nòng nọc). Chữ Khoa Đẩu này còn có tên là “Hỏa Tự” vì hình dáng của nó phảng phất như những con nòng nọc và từng chữ bốc lên như ngọn lửa. Chữ Việt cổ được cho là phát triển từ các hệ thống biểu tượng, hình ảnh nguyên thủy của người Việt trong thời kỳ sơ khai. Các nhà nghiên cứu cho rằng chữ Việt cổ có nguồn gốc tương đồng với các hệ thống chữ viết cổ xưa khác trên thế giới, như chữ tượng hình của Ai Cập, chữ nôm của Trung Quốc.

 

 

Tại sao chữ Khoa Đẩu bị thất truyền?

 

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 42 sau Công nguyên (SCN), nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ trong suốt gần 1.000 năm. Sử sách còn ghi rõ các thái thú: Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã thực hiện chính sách đồng hóa bằng nhiều cách, trong đó bắt dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán của họ. Chữ Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi, có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa của nước ta. Từ đó, chữ Hán dần trở thành hệ thống chữ viết chính thức. Chữ Việt cổ bị mai một và thất truyền do ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán.

 

Từ sau chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938, tuy ta đã giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán vẫn tiếp tục là một phần không thể thiếu để phát triển văn hóa Việt Nam. Những di vật, công cụ cổ xưa có khắc chữ Việt cổ cũng bị thất lạc qua nhiều thế kỷ. Các nhà khảo cổ chỉ phát hiện được một số lượng nhỏ các cổ vật này, phần lớn đã bị hư hỏng hoặc biến mất do nhiều yếu tố như thời gian, thiên tai, chiến tranh, v.v. Điều này đã làm cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về chữ Việt cổ trở nên rất khó khăn.

 

Sự thiếu hụt các tài liệu ghi chép thời bấy giờ cũng một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự mai một và thất truyền của hệ thống chữ viết cổ xưa này. Việc bảo tồn và nghiên cứu chữ Việt cổ hiện nay vì thế cũng trở nên vô cùng cần thiết, để không để dấu ấn văn hóa quý giá này bị phai nhạt mãi mãi.

 

2. Chữ Nôm ra đời 

 

Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự ngữ tố, mỗi chữ biểu thị một âm tiết tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ là văn tự toàn âm tố, lấy âm tố (hay âm tiết) làm đơn vị.

 

Chữ Nôm ra đời từ trên cơ sở của chữ Hán. Nói cách khác, khi ta muốn viết và diễn giải chữ Nôm, cũng phải trải qua ngần ấy năm để học chữ Hán. Nhưng do chữ Hán có sự bất tương đồng khi diễn giải từ tiếng Việt sang chữ Hán, nên chữ Nôm ra đời để diễn tả đầy đủ nhất những hàm ý của người Việt. 

 

Chữ Nôm là loại văn tự được hình thành trên các cơ sở đường nét thành tố, phương thức cấu tạo của chữ Hán, tức là dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Việt. Chẳng hạn, để diễn tả tiếng Việt là “trời”, thay vì phải viết chữ “thiên” bằng chữ Hán, thì trong chữ Nôm viết chữ “thiên” và chữ “thượng”.

 

 

- Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm có thể chia thành 2 giai đoạn - 

 

+ Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn “đồng hóa chữ Hán”, tức là dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt, chẳng hạn như tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ, chim muông, đồ vật,… xuất hiện lẻ tẻ trong các văn bản chữ Hán. Những chữ Nôm đầu tiên này xuất hiện vào những thế kỷ đầu công nguyên, và đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ VI.

 

+ Giai đoạn sau, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo những nguyên tắc nhất định, mục đích ghi chép ngày một chính xác hơn tiếng Việt. Chữ Nôm dần dần phát triển theo thời gian từ thời Lý (thế kỷ XI) sang đời Trần (thế kỷ XIV) thì hệ thống mới thực sự hoàn chỉnh, mà điển hình là bài “Văn tế cá sấu” của Nguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên).

 

Đến thế kỷ XVIII, XIX, chữ Nôm đã phát triển tới đỉnh cao, lấn át cả chữ Hán. Có một số tác phẩm văn học Việt Nam cổ điển được viết bằng chữ Nôm, bao gồm:

 

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du - Được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, viết bằng thể thơ lục bát.

  • Thanh Hoá Tân Phong của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tập thơ viết về trải nghiệm và triết lý sống của tác giả.

  • Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều - Bài thơ lục bát trữ tình với âm hưởng thời phong kiến.

  • Quốc Âm Thi Tập của Hồ Xuân Hương - Tập thơ nổi tiếng với những bài thơ táo bạo, phóng khoáng về tình yêu và giới tính.

  • Tây Hồ Ký của Đoàn Thị Điểm - Tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của bà.

 

 

Những tác phẩm này không chỉ có giá trị văn học mà còn là những di sản quý giá về văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ của Việt Nam.

 

Tóm lại, từ chữ Việt cổ, chữ Hán đến chữ Nôm, lịch sử chữ viết Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng luôn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của người Việt. Những di sản này không chỉ là kho tàng văn hóa quý báu, mà còn là nguồn cảm hứng để chúng ta tiếp tục gìn giữ và phát triển nền văn học, văn hóa dân tộc trong thời đại mới. 




LEARNING ABOUT VIETNAMESE WRITING THROUGH EACH PERIOD 

 

Writing has always been an integral part of each country's history and culture. With a history of thousands of years, Vietnam also possesses diverse and unique writing systems, reflecting the continuous development of society. In this article, we will learn about the evolution of Vietnamese writing through each historical period.

In the history of Vietnam, there have been 3 types of writing (runes) used to record Vietnamese: Chinese characters, Nom characters, and Vietnamese characters. However, according to historical and archaeological researchers both at home and abroad, there is another type of script, ancient Vietnamese characters, which has been associated with the process of building water since the beginning of time.

1. What are ancient Vietnamese characters?

According to the first chronicle of our country, the "Dai Viet Historical Encyclopedia" of historian Le Van Huu of the Tran Dynasty, later compiled by historian Ngo Si Lien of Hau Le, until the book "Vietnam History of History" by Tran Trong Kim and the Vietnamese History books of many authors of the Institute of Modern History, our country has been established established before the Hong Bang period with the first king Jing Yang King in the year of Ni Tuat (2879) BC (BC), up to now (2016) is 4,995 years. At that time, our ancient Vietnamese had a distinct script (rune) (ancient Vietnamese).

This type of writing was called "Khoa Dau characters". This Stool is also called the "Fire Temple" because its shape is like a tadpole and each word rises like a flames. Ancient Vietnamese characters are said to have developed from the original symbolic and visual systems of the Vietnamese people in the early period. Researchers believe that ancient Vietnamese characters have similar origins to other ancient writing systems in the world, such as Egyptian hieroglyphs, and Chinese characters.

 

 

Why were the Khoa Dau characters lost? 

After the failure of the Hai Ba Trung rebellion in 42 AD, our country was colonized by northern feudalism for nearly 1,000 years. The history books also state that the prefects: Tich Guang, Ni Yan, and Si Regent carried out the policy of assimilation in many ways, including forcing our people to learn their Chinese characters and Chinese. Chinese characters are used more and more widely, which has a huge influence on the culture of our country. Since then, Chinese characters have gradually become the official writing system. Ancient Vietnamese characters were lost due to the strong influence of Chinese characters. 

Since Ngo Quyen's victory over the Southern Han army on the Bach Dang River in 938, although we have gained independence from the northern feudal yoke, Chinese characters continue to be an indispensable part of the development of Vietnamese culture. Ancient relics and tools with ancient Vietnamese inscriptions have also been lost over the centuries. Archaeologists have only discovered a small number of these artifacts, most of which have been damaged or disappeared due to various factors such as time, natural disasters, wars, etc. This has made it very difficult to study and learn about ancient Vietnamese characters.

The lack of records at that time was also one of the key factors leading to the decay and loss of this ancient writing system. The preservation and study of ancient Vietnamese characters today has also become extremely necessary, so as not to let this precious cultural imprint fade forever.

 

 

2. The creation of Nom

Chinese characters and Nom characters are literal characters, each denoting one Vietnamese syllable. The Romanized script is an all-syllable rune, taking the syllabus as a unit.

Nom was born based on kanji. In other words, when we want to write and interpret Nom, we also have to spend all these years learning kanji. But because Chinese characters have similarities when interpreted from Vietnamese to Chinese characters, Nom was born to best express the implications of Vietnamese people.   

Nom is a type of script formed based on fine lines, the method of construction of Chinese characters, using Han characters to record Vietnamese. For example, to describe Vietnamese as "heaven", instead of having to write the word "thien" in Han, in Nom write the word "thien" and the word "thuong".

- The process of formation and development of Nom can be divided into 2 stages -   

+ The first stage, temporarily called the stage of "assimilation of Han characters", using Han characters to transcribe Vietnamese, such as names of people, names, things, names of land, plants, birds, and objects,... appears sporadically in kanji texts. These first Nom letters appeared in the early centuries AD and were most pronounced in the sixth century.

+ In the later stage, besides continuing to use Chinese characters to transcribe Vietnamese, there have been self-created Nom characters according to certain principles, the purpose of recording is more and more accurate than Vietnamese. The Nom script gradually developed over time from the Ly period (XI century) to the Tran dynasty (XIV century), the system was complete, typically Nguyen Thuyen's "Van te ca sau" (Han Thuyen).

By the eighteenth and nineteenth centuries, Nom script had developed to its peak, dwarfing Chinese characters. There are several classical works of Vietnamese literature written in Nom script, including: 


 

  • The Tale of Kieu by Nguyen Du - Considered one of the classics of Vietnamese literature, written in the form of six bowl poetry.

  • Thanh Hoa Tan Phong by Nguyen Binh Khiem - A collection of poems written about the author's experience and philosophy of life.

  • Cung Oan Ngam Khuc by Nguyen Gia Thieu - A lyrical poem with feudal resonances.

  • Quoc Am Thi Tap by Ho Xuan Huong - A collection of poems famous for its bold, liberal poems about love and gender.

  • Tay Ho Ky by Doan Thi Diem - A work written about her life and career.                                                              

These works are not only of literary value but also valuable heritages of the culture, history, and language of Vietnam.

In short, from ancient Vietnamese characters, Han characters to Nom characters, the history of Vietnamese writing has gone through many ups and downs but always shows the creativity and unique identity of Vietnamese people. These heritages are not only precious cultural treasures but also an inspiration for us to continue preserving and developing national literature and culture in the new era.

______________________________________________________

 

Anh ngữ Octo. 

Thông tin liên hệ:

 -Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo

 -Email: services@octo.vn

 -Hotline: 0282 2002244

 -Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!