[ Bài Viết ] - TÌM HIỂU TỪ A-Z VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

Ngày đăng: 18/09/2024 21:14:11

 

Tác giả: Thùy Linh 

Dịch giả: Thùy Linh

#Learnwithjoy

#Learningjourney

#Positiveeducation

#Mentalhealth

 Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo

----------------------------------

TÌM HIỂU TỪ A-Z VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

 

< English below >

 

Trong giáo dục hiện đại, phương pháp học tập trải nghiệm ngày càng được chú trọng nhờ khả năng kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Khác với hình thức học truyền thống, phương pháp này khuyến khích người học tham gia vào các hoạt động thực tế, từ đó phát triển kỹ năng và tư duy phản biện. Trong bài viết này, hãy cùng Octo. tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này và giải đáp những thắc mắc xung quanh nó nhé!

 

1. Định nghĩa

 

Học tập trải nghiệm (Experiential Learning) là một trong những phương pháp giáo dục tiên tiến, nhấn mạnh việc học thông qua trải nghiệm thực tế thay vì chỉ tiếp thu lý thuyết. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề của người học.

 

Theo David Kolb, nhà tâm lý học, giáo sư và là người sáng tạo ra phương pháp học tập trải nghiệm, cho biết quá trình học tập này bao gồm bốn giai đoạn chính:  

 

  • Kinh nghiệm cụ thể: Người học tham gia vào một hoạt động hoặc trải nghiệm thực tế.

  • Phản ánh: Người học suy nghĩ và phân tích về những gì đã học được.

  • Kết luận: Người học rút ra những bài học từ trải nghiệm.

  • Áp dụng: Người học áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào tình huống mới.

 

2. Lợi ích của Học tập trải nghiệm

 

+ Nâng cao kỹ năng thực hành 

 

Học tập trải nghiệm không chỉ đơn thuần là tiếp thu lý thuyết mà còn tạo cơ hội cho người học tham gia vào các hoạt động thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng thực hành. Khi được tham gia vào các dự án, thí nghiệm hoặc tình huống thực tế, người học có thể áp dụng kiến thức đã học một cách trực tiếp. Khi thấy được sự liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn, người học cảm thấy hứng thú hơn với việc tiếp thu kiến thức. Họ nhận ra rằng những gì mình học có thể áp dụng vào thực tế, từ đó tạo thêm động lực học tập.

 

+ Khuyến khích tư duy phản biện

 

học tập trải nghiệm không chỉ dừng lại ở việc tham gia vào các hoạt động thực tiễn mà còn bao gồm bước phản ánh và phân tích sau mỗi trải nghiệm. Khi người học dành thời gian để suy nghĩ về những gì họ đã trải qua, họ bắt đầu hình thành khả năng tư duy phản biện.

 

Trong giai đoạn này, người học được khuyến khích đặt câu hỏi về những trải nghiệm của mình: Tại sao điều đó xảy ra? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả? Những giải pháp nào có thể được áp dụng trong tương lai? Việc đặt ra những câu hỏi này giúp họ không chỉ nhận diện vấn đề mà còn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và hệ quả của nó

 

Ngoài ra, việc xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề cũng giúp người học phát triển cái nhìn đa chiều. Họ học cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, đánh giá các quan điểm khác nhau và có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề trong cuộc sống. 

 

 

+ Phát triển kỹ năng làm việc nhóm

 

Nhiều hoạt động học tập trải nghiệm yêu cầu người học làm việc nhóm, điều này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác. Khi tham gia vào các dự án nhóm, người học phải chia sẻ ý tưởng, lắng nghe và diễn đạt suy nghĩ, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp. Họ cũng học cách phân chia công việc và hợp tác hiệu quả, tận dụng điểm mạnh của từng thành viên. Ngoài ra, làm việc nhóm giúp người học rèn luyện khả năng giải quyết xung đột thông qua việc lắng nghe và tìm kiếm giải pháp. 

 

3. Cách ứng dụng phương pháp Học tập trải nghiệm

 

Phương pháp Học tập trải nghiệm có thể được sử dụng trong hầu hết tất cả các môn học thông qua các hoạt động như:

 

+ Dự án thực tế: Tham gia vào các dự án thực tế, như tạo sản phẩm hoặc tổ chức sự kiện, giúp người học áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Qua việc làm việc trong các nhóm, họ có cơ hội phát triển kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và làm việc nhóm. Những dự án này thường đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, từ đó giúp người học hình thành tư duy phản biện và kỹ năng thực hành.

 

+ Thực tập: Trong thời gian thực tập, người học không chỉ học hỏi từ những người có kinh nghiệm mà còn áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về ngành nghề mình theo đuổi, phát triển mạng lưới quan hệ và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai.

 

+ Hoạt động ngoại khóa: Các chuyến tham quan đến bảo tàng, nhà máy hoặc các địa điểm lịch sử giúp người học có cái nhìn sâu sắc hơn về kiến thức đã học. Những trải nghiệm thực tế này giúp người học kết nối thông tin một cách sinh động. Chuyến tham quan cũng kích thích sự tò mò và khơi dậy niềm yêu thích học hỏi, từ đó tạo thêm động lực học.

 

 

4. Làm thế nào để đánh giá hiệu quả của phương pháp này?

 

+ Phản hồi từ người học

 

  • Thu thập ý kiến của người học về trải nghiệm của họ, những gì họ đã học được và cảm nhận của họ về hoạt động. 

  • khuyến khích người học ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và bài học rút ra sau từng hoạt động.

 

+ Đánh giá kỹ năng

 

  • Thực hiện các bài kiểm tra hoặc bài tập đánh giá kỹ năng mà người học đã phát triển thông qua hoạt động trải nghiệm.

  • Đánh giá các dự án hoặc nghiên cứu mà người học thực hiện để xem họ áp dụng kiến thức như thế nào.

 

+ So sánh kết quả học tập

 

  • So sánh kết quả học tập của người học trước và sau khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm để đánh giá sự tiến bộ.

 

 

Tóm lại, phương pháp học tập trải nghiệm đã chứng minh giá trị trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho người học. Bằng cách kết hợp lý thuyết với thực tiễn, phương pháp này giúp người học tiếp thu kiến thức sâu sắc và phát triển kỹ năng cần thiết. Việc cải tiến và áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm sẽ góp phần hình thành những thế hệ học sinh phát triển toàn diện.



 

LEARN FROM A-Z ABOUT EXPERIENTIAL LEARNING

 

In modern education, there is a growing emphasis on experiential learning, which involves integrating theory with practical application. Unlike traditional learning, this approach encourages students to engage in hands-on activities, helping them to develop skills and critical thinking. In this article, we'll explore this method in more detail and address the questions that arise from it.

 

1. Definitions

 

Experiential Learning is one of the advanced educational methods, emphasizing learning through practical experience rather than just absorbing theory. This method plays an important role in developing learners' skills, critical thinking, and problem-solving abilities.

 

According to David Kolb, psychologist, professor, and creator of experiential learning, this learning process consists of four main stages:   

 

  • Specific Experience: The learner engages in a real-life activity or experience.

  • Reflection: Learners think and analyze what they have learned.

  • Conclusion: Learners draw lessons from experience.

  • Application: Learners apply the knowledge and skills they have learned to new situations.

 

2. Benefits of Experiential Learning

 

+ Improve practical skills  

 

Experiential learning is not only about absorbing theory but also creating opportunities for learners to participate in practical activities, thereby improving practical skills. When involved in projects, experiments, or real-life situations, learners can apply the knowledge they have learned directly. When they see the connection between theory and practice, learners feel more interested in acquiring knowledge. They realize that what they learn can be applied in practice, thereby creating more motivation to learn.

 

+ Encourages critical thinking

 

Experiential learning does not only stop at participating in practical activities but also includes reflection and analysis after each experience. When learners take the time to think about what they have experienced, they begin to develop the ability to think critically.

 

During this stage, learners are encouraged to ask about their experiences: Why is that happening? What factors affect the results? What solutions can be applied in the future? Asking these questions helps them not only identify the problem but also delve deeper into its causes and consequences.

 

In addition, considering many different aspects of a problem also helps learners develop a multidimensional view. They learn to approach problems from multiple angles, evaluate different perspectives, and have a more holistic view of life's problems.  

+ Develop teamwork skills

Many experiential learning activities require learners to work in teams, which helps develop communication and collaboration skills. When participating in group projects, learners must share ideas, listen, and express their thoughts, thereby improving their communication skills. They also learn to divide work and collaborate effectively using each member's strengths. In addition, teamwork helps learners practice their ability to resolve conflicts through listening and finding solutions.

3. How to apply the experiential learning method?

Experiential Learning can be used in almost all subjects through activities such as:

 

+ Actual projects: Participate in practical projects, such as creating products or organizing events, that help learners apply theoretical knowledge to practice. By working in teams, they can develop their planning, time management, and teamwork skills. These projects often require creativity and problem-solving skills, which in turn help learners develop critical thinking and practical skills.

 

+ Internship: During the internship, learners not only learn from experienced people but also apply the knowledge they have learned to specific jobs. This helps them better understand the industry they are pursuing, develop a network of relationships, and better prepare for their future careers.

 

+ Extracurricular activities: Visits to museums, factories, or historical sites give learners a deeper insight into what they have learned. These practical experiences help learners connect information vividly. The tour also stimulates curiosity and arouses a love of learning, which creates additional motivation for learning.

 

4. How to evaluate the effectiveness of this method?

 

+ Learners' feedback

 

  • Collect learners' opinions about their experiences, what they have learned, and their feelings about the activity.  

  • Encourage learners to record their thoughts, feelings, and lessons learned after each activity.

 

+ Skills Assessment 

 

  • Take tests or exercises that assess the skills that the learner has developed through experiential activities.

  • Evaluate the projects or research learners did to see how they apply their knowledge.

 

+ Comparison of learning outcomes 

 

  • Compare learners' learning outcomes before and after participating in experiential activities to assess progress.

 

In summary, the experiential learning method has demonstrated its value in enhancing the quality of education and promoting comprehensive development for learners. By integrating theory with practice, this approach assists learners in gaining profound knowledge and acquiring essential skills. The enhancement and implementation of experiential learning methods will aid in nurturing well-rounded generations of students.

______________________________________________________

 

Anh ngữ Octo. 

Thông tin liên hệ:

 -Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo

 -Email: services@octo.vn

 -Hotline: 0282 2002244

 -Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!