[Bài Viết] - THỜI TRANG NHANH - MỐI ĐE DỌA TỚI MÔI TRƯỜNG

Ngày đăng: 04/04/2023 21:46:26

Tác giả: Minh Châu

Dịch giả: Thùy Linh

#Climatechange 

#Endangeredspecies 
 
#Gogreen 
 
-------------------

THỜI TRANG NHANH - MỐI ĐE DỌA TỚI MÔI TRƯỜNG

Thời trang nhanh là quần áo giá rẻ được sản xuất nhanh chóng bởi các nhà bán lẻ trên thị trường đại chúng để đáp ứng các xu hướng mới nhất.” - Theo định nghĩa Oxford. Thời trang nhanh (fast fashion) là thuật ngữ được dùng để chỉ mô hình sản xuất quần áo hàng loạt, phù hợp với yêu cầu về phân khúc giá và luôn hợp thời cho những ai luôn mong muốn đổi phong cách. Thời trang nhanh ra đời đem đến sự tiện lợi nhanh chóng cho người tiêu dùng với tiêu chí nhanh gọn – đa dạng – giá rẻ
 

Trong xã hội ngày nay, rất nhiều bạn trẻ có xu hướng mặc đồ theo trend và thay đổi hình mẫu liên tục để làm mới mình. Quan niệm thẩm mỹ về việc đa dạng, đổi mới trong ăn mặc trở thành một tiêu chí để các bạn chọn lựa trang phục. Thời trang nhanh đang có vị trí đắc lực trong ngành thời trang nói riêng và xã hội nói chung, nhất là trong những năm gần đây với văn hóa mua sắm thậm phồn và khi truyền thông về thời trang cùng các nhãn hiệu đang được quan tâm trên các nền tảng TikTok, Shopee. Hiện nay, nhiều bạn trẻ quan niệm trang phục chụp lên ảnh và đăng lên các trang mạng xã hội thì đã là trang phục cũ và không dùng tới nữa. Nhiều bạn liên tục đổi mới tủ quần áo của mình vì lý do “đã đăng hình” hoặc “hết thời” hoặc vì được “TikToker giới thiệu”. Trước thực trạng như thế, chúng ta tự đặt câu hỏi: “Những quần áo cũ sẽ đi về đâu?”.

 

Những hình ảnh về rác thải thời trang chất thành núi tạo thành sa mạc rác thải áo quần khiến chúng ta phải thừa nhận mặt trái của ngành thời trang nhanh có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đầu tiên là về việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên như động vật với da, lông và tài nguyên khác như các loại chất đốt mà được sử dụng nhiều nhất là nước trong khâu xử lý, nhuộm vải.

Thứ hai là vấn đề chất thải trong quá trình sản xuất áo quần, việc sử dụng nhiên liệu trong ngành công nghiệp này tạo ra khí thải carbon, tăng sự nóng lên toàn cầu và thải ra các sợi vi mô trong nước rửa, gây ô nhiễm đại dương và giết chết các loài sinh vật biển. Theo báo cáo năm 2017 của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ước tính, khoảng 35% hạt vi nhựa trong đại dương là do quá trình xả nước giặt các loại vải tổng hợp như polyester ra sông ngòi.

Thứ ba là việc sản xuất dư sản phẩm nhưng luôn sản xuất liên tục các sản phẩm mới để hài lòng người tiêu dùng. Với mô hình thời trang nhanh, việc sản xuất yêu cầu phải nhanh và nhịp độ để sản xuất là một chuỗi hàng loạt, thậm chí có nhiều sản phẩm được sản xuất dư và không thể đến tay người tiêu dùng vì đã qua trend, qua thời đã khiến môi trường phải tiếp nhận thêm rất nhiều chất thải. 

Việc tái sử dụng quần áo trong các công tác thiện nguyện và tạo ra ngành thời trang secondhand một mặt là tích cực, nhưng mặt khác lại tạo ra sự chủ quan trong việc sản xuất và “thải” ra quá nhiều sản phẩm. Bởi, đến cuối cùng khi không còn giá trị sử dụng thì tất cả quần áo đều sẽ được đem ra bãi rác và phải mất đến hai trăm năm hoặc hơn để tiêu hủy được. Không chỉ tạo ra rác thải khó xử lý và khó tái chế, thời trang nhanh còn khiến nguồn nước, không khí bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất khi theo tiêu chí sản xuất để làm hài lòng người tiêu dùng mà không hướng đến giá trị bền vững. Chính vì vậy, thời trang nhanh được cho là ngành ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chỉ sau ngành công nghiệp dầu.

 

 

FAST FASHION - A THREAT TO THE ENVIRONMENT 

 

"Fast fashion is low-cost clothing that mass-market retailers quickly produce in response to the latest trends." according to the Oxford definition. Fast fashion is a term used to refer to a mass-production model of clothing, following the requirements of the price segment and trend for those who always want to change their style. Fast fashion was born, bringing quick convenience to consumers with the criteria of short - variety - low price. 

 

In today's society, many young people wear trendy clothes and change their models constantly to refresh themselves. The aesthetic concept of diversity and innovation in clothing becomes a criterion for you to choose clothes. Fast fashion has an influential position in the fashion industry and society, especially in recent years with a thriving shopping culture and when communication about fashion and brands is interesting on TikTok and Shopee platforms. Many young people think that costumes taken in photos and posted on social networking sites are old clothes and no longer used. Many of you are constantly renewing your wardrobe for the reason of "posting pictures'' or "out of date" or because of being "recommended by TikToker." Faced with such a situation, we ask ourselves: "Where will the old clothes go?"

 The images of fashion waste piled up into mountains, forming a desert of clothing waste, make us acknowledge the negative side of the fast fashion industry that harms the environment.

 

The first is about consuming resources such as animals with skins, fur, and other resources such as fuels that are used most, is water in the process of processing and dyeing fabrics.

 

Secondly, it is the problem of waste in the production of clothes; the use of fuel in this industry creates carbon emissions, increases global warming, and releases microfibers in washing water, causing pollution. Contaminate the ocean and kill marine species. According to a 2017 report by the International Union for Conservation of Nature (IUCN), about 35% of ocean microplastics are caused by washing synthetic fabrics such as polyester into rivers.

 

The third is the overproduction of products, but the continuous production of new products to satisfy consumers. With the fast fashion model, production requires a fast-paced show, which is a mass chain, even though many products are overproduced and need to reach consumers because they have passed the trend. Time has caused the environment to receive a lot of waste.

 

On the one hand, the reuse of clothes in charity works and the creation of a secondhand fashion industry are positive. Still, on the other hand, it creates subjectivity in the production and "waste" too many products. Because, in the end, when it is no longer worth using, all clothes will be brought to the landfill, and it will take up to two hundred years or more to be destroyed. Not only does it create waste that is difficult to handle and recycle, but fast fashion also causes water and air to be affected in the production process when following production criteria to satisfy consumers, not price-sustainable treatment. Therefore, fast fashion is said to harm the environment after the oil industry.

_________________________________________

References

[1] Theo Good on you. Tác động của "thời trang nhanh" tới môi trường: Cái giá phải trả của việc "chạy theo mốt". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật. From : https://thuonghieuvaphapluat.vn/tac-dong-cua-thoi-trang-nhanh-toi-moi-truong-cai-gia-phai-tra-cua-viec-chay-theo-mot-vz13105.html

 

[2] Katherine Saxon. 2022. What Is Fast Fashion?. The Vou.From : https://thevou.com/fashion/fast-fashion/?fbclid=IwAR2cC1Kvh6PU-yhc4cTtk25dogOjiZov7ZdfUNdi2aKLrpgi6kPaZtjThX4#definition

teacher-model

Đăng ký nhận ngay buổi học thử miễn phí

*Thông tin được đồng ý tuân theo chính sách bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân.

book
Thời gian để nhận lên đến 30% còn lại trong
00 00 00 00