[ Bài Viết ] - THIÊN KIẾN XÁC NHẬN - KHI CHÚNG TA CHỈ TIN ĐIỀU CHÚNG TA MUỐN

Ngày đăng: 09/12/2024 14:09:31

Tác giả: Thùy Linh 

Dịch giả: Thùy Linh

#Balancedlearning 

#Effectivelearning 

#Mentalwellness 

#Healthyhabits

Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo

----------------------------------

THIÊN KIẾN XÁC NHẬN - KHI CHÚNG TA CHỈ TIN ĐIỀU CHÚNG TA MUỐN

 

< English below >

 

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có những niềm tin và quan điểm riêng và có xu hướng bảo vệ những quan điểm đó. Hiện tượng tâm lý thú vị này gọi là Thiên kiến xác nhận (confirmation bias). Tuy nhiên, đây là cũng là hiện tượng gây ra rất nhiều tranh cãi. Vì sao nó lại gây tranh cãi và nó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Hãy cùng Octo. giải đáp qua bài viết này nhé!

 

1.Thiên kiến xác nhận là gì? 

 

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, thiên kiến xác nhận (confirmation bias) là một dạng thiên kiến nhận thức, khi chúng ta có xu hướng tìm kiếm các bằng chứng ủng hộ cho niềm tin của mình, đồng thời phớt lờ hoặc bác bỏ những thông tin ngược lại chúng (disconfirmation bias). 

 

Ví dụ, nếu bạn tin rằng ăn chay là tốt cho sức khỏe, bạn có thể chỉ tìm kiếm và tin tưởng vào các nghiên cứu khẳng định điều đó, trong khi bỏ qua những nghiên cứu cho thấy những lợi ích của chế độ ăn uống khác.

 

 

2. Vì sao chúng ta có xu hướng Thiên kiến xác nhận?

 

- Bảo vệ niềm tin bản thân: Mỗi người đều có niềm tin riêng về bản thân và thế giới xung quanh. Khi gặp phải thông tin mâu thuẫn với niềm tin của mình, chúng ta cảm thấy như có ai đó đang tấn công vào "cái tôi" của mình. Để bảo vệ cái tôi, chúng ta chỉ chấp nhận những thông tin ủng hộ quan điểm của mình.

 

- Tính tiện lợi: Một lý do khác khiến chúng ta có xu hướng thiên kiến xác nhận là sự tiện lợi. Việc tìm kiếm và ghi nhớ thông tin phù hợp với niềm tin hiện tại  nhanh chóng, dễ hiểu và ghi nhớ lâu hơn. Điều này làm chúng ta có "ảo tưởng" rằng những niềm tin của mình luôn đúng và khả thi, từ đó tạo ra cảm giác an toàn và tự tin. Tuy nhiên, Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.

 

- Tránh bất hòa nhận thức (cognitive dissonance): Đây là trạng thái mâu thuẫn nội tâm của một người, khi họ có cùng hai niềm tin trái ngược nhau; tình trạng này vô tình gây ra sự mâu thuẫn và khó chịu trong nội tâm. Do đó, thiên kiến xác nhận thường được sử dụng như một cách để giảm sự bất hòa nhận thức trong suy nghĩ. 

 

Chẳng hạn như bạn tin rằng ăn uống lành mạnh rất quan trọng, nhưng lại thường xuyên ăn đồ ăn nhanh. Để giảm bớt sự mâu thuẫn này, bạn tìm kiếm thông tin ủng hộ đồ ăn nhanh, như "Đồ ăn nhanh tiện lợi và có thể cung cấp năng lượng." Điều này giúp bạn dễ chịu hơn và chấp nhận thói quen ăn uống của mình.

 

 

3. Hệ quả của Thiên kiến xác nhận

 

Vì những lý do trên, Thiên kiến xác nhận có thể dẫn đến những quyết định sai lầm nghiêm trọng. Khi chúng ta chỉ nhìn nhận vấn đề một chiều, chúng ta có thể bỏ lỡ những cơ hội quý giá hoặc không nhận ra những mối nguy hiểm tiềm tàng. Trong lĩnh vực chính trị, điều này có thể dẫn đến sự phân cực xã hội, khi mà mỗi nhóm chỉ lắng nghe và tin tưởng những thông tin phù hợp với quan điểm của mình, từ đó gia tăng sự chia rẽ.

 

Ngoài ra, thiên kiến xác nhận cũng cản trở sự phát triển cá nhân. Khi con người bị đóng khung trong một suy nghĩ, họ sẽ khó lòng mở rộng tầm nhìn và chấp nhận những ý tưởng mới. Kết quả là, họ sẽ bị giam cầm trong “cái khuôn” của chính mình, cố chấp với suy nghĩ rằng những gì họ tin tưởng là đúng đắn nhất. Điều này không chỉ làm giảm khả năng học hỏi và thích ứng với những tình huống mới mà còn khiến họ dễ dàng bỏ qua những cơ hội quý giá để phát triển. 

 

 

4. Vậy giải pháp là gì? 

 

- Thay đổi suy nghĩ: Để vượt qua thiên kiến xác nhận, trước hết bạn cần nhận diện và chấp nhận rằng quan điểm của mình không phải lúc nào cũng đúng. Luôn đón nhận các ý tưởng mới và không ngại đặt câu hỏi về những gì bạn tin tưởng với thái độ tích cực. Thay vì khẳng định một cách chắc chắn, hãy luôn tự đặt câu hỏi để kích thích trí tò mò tìm hiểu những điều mới lạ.

 

- Trải nghiệm những điều mới và chấp nhận sai lầm: Khi chúng ta dám thử thách bản thân với những điều chưa biết, chúng ta có thể phát hiện ra những góc nhìn và ý tưởng khác biệt, từ đó mở rộng nhận thức. Hơn nữa, việc chấp nhận sai lầm không chỉ giúp ta học hỏi từ kinh nghiệm mà còn khuyến khích sự linh hoạt trong tư duy. Thay vì sợ thất bại, chúng ta nên xem đó là cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân. 

 

- Lắng nghe nhiều hơn: Dành thời gian lắng nghe ý kiến của người khác, đặc biệt là những quan điểm trái ngược với niềm tin của bạn. Hãy lắng nghe chủ động, tức là không chỉ nghe mà còn hiểu và cảm nhận. Khi người khác chia sẻ quan điểm của họ, hãy hỏi thêm câu hỏi để làm rõ và thể hiện sự quan tâm. Điều này không chỉ giúp bạn mở rộng tầm nhìn mà còn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh.

 

- Tìm kiếm thông tin đa dạng: Để có cái nhìn toàn diện hơn về một vấn đề, hãy tìm đọc từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm sách, bài viết, podcast và video. Cố gắng khám phá các quan điểm đối lập và phân tích chúng một cách khách quan. Việc này không chỉ giúp bạn cập nhật kiến thức mà còn nâng cao khả năng phân tích và đánh giá thông tin, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

 

- Thực hành Tư duy phản biện: Hãy đặt câu hỏi cho các giả định của bản thân và xem xét các quan điểm khác nhau một cách khách quan. Thực hành tư duy phản biện bằng cách phân tích các lập luận, tìm kiếm bằng chứng hỗ trợ và phản bác cho từng quan điểm. Ngoài ra, hãy tham gia các cuộc thảo luận hoặc tranh luận để rèn luyện khả năng lý luận và ứng biến của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn phát triển tư duy mà còn giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

 

 

Tóm lại, Thiên kiến xác nhận là một hiệu ứng tâm lý tự nhiên của con người, nhưng nếu không nhận thức được nó, chúng ta có thể phạm phải những sai lầm. Hãy nhớ rằng, đôi khi, việc thay đổi quan điểm không phải là một điều xấu. Nó có thể mở ra những cánh cửa mới, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Vì vậy, hãy luôn đón những quan điểm khác biệt và học hỏi từ trải nghiệm của chính mình bạn nhé!




 

CONFIRMATION BIAS – WHEN WE ONLY BELIEVE WHAT WE WANT

 

We all have our beliefs and opinions and tend to defend those views. This interesting psychological phenomenon is called Confirmation bias. However, this is also a phenomenon that causes a lot of controversy. Why is it controversial and how does it affect us? Let's join Octo. Let's answer through this article! 

 

1. What is confirmation bias?  

 

According to the American Psychological Association (APA), confirmation bias is a type of cognitive bias in which individuals seek out evidence that supports their beliefs while disregarding or dismissing information that contradicts them (a phenomenon known as disconfirmation bias). For instance, if you believe that vegetarianism is a healthy choice, you might focus only on studies that confirm this belief and ignore those that highlight the benefits of other diets.

 

2. Why are we prone to confirmation bias? 

 

- Protected beliefs: Everyone holds beliefs, and facing contradictory information can feel like a personal attack. To protect our ego, we often accept only information that aligns with our views.

 

- Convenience:  One reason we often experience confirmation bias is the convenience it offers. It is quick and easy to find and remember information that aligns with our beliefs, and it tends to stick in our memory for longer. This creates the illusion that our beliefs are always valid. However, this tendency can also lead to poor decision-making.

 

- Cognitive dissonance: This is a person's state of inner conflict when they have the same two conflicting beliefs; This condition inadvertently causes internal contradiction and discomfort. Therefore, confirmation bias is often used to reduce cognitive dissonance in thought.  

 

For example, you believe that eating healthy is important, but you regularly eat fast food. To alleviate this contradiction, you look for information that supports fast food, like "Fast food is convenient and can provide energy." This helps you feel more comfortable and accept your eating habits.

 

4. So what are the solutions?  

 

- Change your mindset: To overcome confirmation bias, you need to recognize and accept that your views are not always correct. Always be open to new ideas and don't be afraid to question what you believe in with a positive attitude. Instead of affirming it firmly, always ask yourself questions to stimulate your curiosity to learn new things. 

 

- Experiencing new things and accepting mistakes: Embracing new experiences and accepting mistakes can broaden our perspectives and enhance our awareness. Accepting errors fosters learning and encourages flexible thinking. Rather than fearing failure, we should view it as a chance for growth and self-improvement.

 

- Listen more: Try to understand others' opinions, especially those that challenge your beliefs. Engage in active listening and empathizing with their perspectives. When others share their views, ask clarifying questions, and show genuine interest. This will broaden your horizons and enhance your relationships.

 

- Search for diverse information: To gain a comprehensive understanding of an issue, seek diverse sources such as books, articles, podcasts, and videos. Explore opposing viewpoints and analyze them objectively. This practice enhances your knowledge and sharpens your ability to evaluate information, ultimately leading to better decision-making.

 

- Practice Critical Thinking: Ask questions about your assumptions and consider different perspectives objectively. Practice critical thinking by analyzing arguments, looking for supporting evidence, and countering each point of view. Also, participate in discussions or debates to train your reasoning and improvisation skills. Not only will this help you develop your mindset, but it will also help you make more informed decisions.

 

In short, Confirmation Bias is a natural psychological effect of humans, but if we are not aware of it, we can make mistakes. Remember, sometimes, changing your perspective is not a bad thing. It can open new doors, helping us better understand the world and ourselves. Therefore, always welcome different perspectives and learn from your own experience!

______________________________________________________

 

Anh ngữ Octo. 

Thông tin liên hệ:

 -Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo

 -Email: services@octo.vn

 -Hotline: 0282 2002244

 -Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!