Ngày đăng: 05/06/2024 18:52:21
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#Languageorigin
#Sociolinguistics
#Languagediversity
Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo
----------------------------------
SO SÁNH NGỮ PHÁP CHUẨN MỰC VÀ NGỮ PHÁP MÔ TẢ TRONG TIẾNG ANH
< English below >
Ngữ pháp chuẩn mực và ngữ pháp mô tả là hai khái niệm căn bản trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Hai khái niệm này phản ánh những quan điểm khác nhau về bản chất của ngôn ngữ và mục đích nghiên cứu nó. Ngữ pháp chuẩn mực đề cập đến các quy tắc và hướng dẫn chính thức về cách sử dụng tiếng Anh "đúng cách", trong khi ngữ pháp mô tả tập trung vào việc phân tích cách người bản ngữ thực sự sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.
Trong bài viết này, hãy cùng Octo. khám phá sự khác biệt giữa ngữ pháp chuẩn mực và ngữ pháp mô tả, từ đó thấy được những ưu nhược điểm và tính thích hợp của chúng trong việc nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ.
1. Ngữ pháp chuẩn mực (Prescriptive grammar)
Ngữ pháp chuẩn mực, hay còn gọi là ngữ pháp chuẩn, là hệ thống các quy tắc và tiêu chuẩn về cách sử dụng ngôn ngữ một cách "đúng chuẩn". Các quy tắc này thường được đưa ra bởi các tổ chức, học giả hoặc nhà ngôn ngữ học nhằm mục đích định hướng, chuẩn hóa và kiểm soát việc sử dụng ngôn ngữ. Một số quy tắc chính của ngữ pháp chuẩn mực gồm:
Không kết thúc câu bằng giới từ.
Không tách các động từ nguyên thể. Ví dụ: I want to quickly finish the project → I want to finish the project quickly.
Không bắt đầu câu với một liên từ như “And” hoặc “But'“
Không dùng phủ định kép. Ví dụ: I don’t have no friends → I don’t have any friends.
Không sử dụng câu bị động.
Phân biệt cách dùng “I” và “me”. Ví dụ: Liz and me went to the park → Liz and I went to the park.
Phải tuân theo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Ví dụ: My mom don’t like you → My mom doesn’t like you.
Như vậy, ngữ pháp chuẩn mực đề ra các tiêu chuẩn về cách sử dụng ngôn ngữ "đúng" và "sai", nhằm bảo vệ và duy trì sự trong sáng của ngôn ngữ.
2. Ngữ pháp mô tả (Descriptive grammar)
Trái ngược với ngữ pháp chuẩn mực, ngữ pháp mô tả phản ánh cách sử dụng ngôn ngữ của người nói trong các tình huống giao tiếp. Ngữ pháp mô tả không đưa ra bất kỳ phán xét về "đúng" hay "sai", mà chỉ nhằm mô tả cách thức ngôn ngữ được sử dụng thực tế. Đặc điểm của Ngữ pháp mô tả gồm:
Chấp nhận sự đa dạng và biến đổi của ngôn ngữ, thay vì thống nhất theo tiêu chuẩn "đúng" hay "sai". Ví dụ: từ câu "I'm going to the store."có thể đổi thành "I'ma head to the store.", "I'mma go to the store.", "I'ma 'bout to go to the store."
Công nhận rằng ngôn ngữ là một hệ thống linh hoạt, luôn thay đổi theo thời gian và bối cảnh sử dụng.
Có sự đa dạng về cách phát âm. Ví dụ: "Volunteer" có thể phát âm thành giọng Anh: /ˌvɒl.ənˈtɪər/ hoặc Mỹ: /ˌvɑː.lənˈtɪr/
Ngữ pháp mô tả không coi việc vi phạm các quy tắc ngữ pháp chuẩn mực là "sai" mà chỉ coi đó là những biến thể khác của ngôn ngữ. Quan điểm này phù hợp với việc nghiên cứu và mô tả ngôn ngữ một cách khách quan hơn.
3. Ưu điểm và nhược điểm của 2 dạng trên
- Ngữ pháp chuẩn mực -
Ưu điểm:
Có tiêu chuẩn và hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng ngôn ngữ "đúng chuẩn".
Góp phần giữ gìn và phát triển ngôn ngữ theo hướng "chuẩn mực".
Hữu dụng trong việc dạy và học ngôn ngữ, đặc biệt đối với người học ngôn ngữ thứ hai.
Nhược điểm:
Có thể không phản ánh chính xác cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp thực tế.
Người học dễ bị rối khi gặp các biến thể ngôn ngữ khác ví dụ như ngôn ngữ địa phương.
Có thể bị rập khuôn và không theo kịp sự biến đổi tự nhiên của ngôn ngữ theo thời gian.
- Ngữ pháp mô tả -
Ưu điểm:
Cải thiện cách phát âm của người học và giúp họ phát âm giống như người bản ngữ
Người nói không cần chú ý quá nhiều về lỗi ngữ pháp và có thể giao tiếp tự nhiên hơn.
Nhược điểm:
Có thể ảnh hưởng tới kiến thức nền tảng nếu người học lạm dụng ngữ pháp mô tả.
Không áp dụng trong môi trường trang trọng hoặc trong các kì thi.
Tóm lại, ngữ pháp chuẩn mực và ngữ pháp mô tả đại diện cho hai cách tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu và mô tả ngôn ngữ. Mỗi cách tiếp cận đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, và việc kết hợp cả hai cách giúp chúng ta - những người học có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bản chất của ngôn ngữ.
COMPARISON BETWEEN PRESCRIPTIVE AND DESCRIPTIVE GRAMMAR IN ENGLISH
In English, there are two main approaches to grammar: prescriptive and descriptive. Prescriptive grammar involves formal rules and guidelines for "proper" English usage, while descriptive grammar analyzes how native speakers use the language in everyday communication.
In this article, let's join Octo. to discover the difference between normative and descriptive grammar, thereby seeing the advantages and disadvantages and their relevance in studying and using language.
1. Prescriptive grammar
Prescriptive grammar is the system of rules and standards for how to use language in a "standard" way. These rules are often put forward by institutions, scholars, or linguists to direct, standardize, and control the use of language. Some of the main rules of normative grammar include:
Do not end sentences with prepositions.
Do not separate infinitive verbs. Example: I want to quickly finish the project → I want to finish the project quickly.
Do not start sentences with a conjunction like "And" or "But'"Do not use double negation. For example, I don't have no friends → I don't have any friends.
Do not use passive sentences.
Distinguish between the uses of "I" and "me". For example, Liz and me went to the park → Liz and I went to the park.
Must follow the harmony between the subject and the verb. For example, My mom don't like you → My mom doesn't like you.
Thus, normative grammar sets standards for the use of "right" and "wrong" language, to protect and maintain the purity of the language.
2. Descriptive grammar
In contrast to normative grammar, descriptive grammar reflects the speaker's use of language in communicative situations. Descriptive grammar does not make any judgments about "right" or "wrong", but only serves to describe how the language is used. Features of Descriptive Grammar include:
Accept the diversity and variation of language, rather than agree on "right" or "wrong" standards. For example, "I'm going to the store." can be changed to "I'ma head to the store.", "I'mma go to the store.", "I'ma 'bout to go to the store."
Recognize that language is a flexible system, which changes with time and context.
There are a variety of pronunciations. For example, "Volunteer" can be pronounced in English: /ˌvɒl.ənˈtɪər/ or American: /ˌvɑː.lənˈtɪr/.
Descriptive grammar does not consider violations of normative grammar rules to be "wrong", but only other variations of the language. This view is consistent with studying and describing language more objectively.
3. Advantages and disadvantages of the above 2 forms
- Prescriptive grammar -
Advantages:
Have clear standards and guidelines on how to use "standard" language.
Contribute to preserving and developing the language in the direction of "standards".
Be useful in language teaching and learning, especially for second language learners.
Shortcoming:
May not accurately reflect how language is used in real-life communication situations.
Learners are easily confused when encountering other language variations such as the local language.
May be stereotyped and fail to keep up with the natural variation of language over time.
- Descriptive grammar -
Advantage:
Improve learners' pronunciation and help them sound like native speakers.
Speakers don't need to pay too much attention to grammatical errors and can communicate more naturally.
Shortcoming:
Can affect background knowledge if learners abuse descriptive grammar.
Not applicable in formal settings or during exams.
In conclusion, normative grammar and descriptive grammar represent two different approaches to the study and description of language. Each approach has its advantages and disadvantages, and combining both helps us as learners to have a more holistic and in-depth view of the nature of language.
______________________________________________________
Anh ngữ Octo.
Thông tin liên hệ:
-Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo
-Email: services@octo.vn