[ Bài Viết ] - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỢP TÁC

Ngày đăng: 17/09/2024 20:47:33

Tác giả: Thùy Linh 

Dịch giả: Thùy Linh

#Learnwithjoy

#Learningjourney

#Positiveeducation

#Mentalhealth

 Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo

----------------------------------

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỢP TÁC 

 

< English below >

 

Phương pháp học tập hợp tác đang ngày càng trở thành xu hướng trong giáo dục, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển kỹ năng xã hội. Hai hình thức phổ biến là Collaborative Learning, tập trung vào việc xây dựng kiến thức chung, và Cooperative Learning, chú trọng vào phân chia vai trò cụ thể trong nhóm. Vậy bạn đã hiểu rõ về những điểm khác nhau giữa chúng chưa? Hãy cùng khám phá những điều thú vị về phương pháp học tập hợp tác qua bài viết này nhé!

 

1. Định nghĩa

 

Học tập hợp tác (Cooperative Learning) là một phương pháp giáo dục mà trong đó học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Mục tiêu chính là khuyến khích sự tương tác, chia sẻ kiến thức và phát triển kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.

 

2. Đặc điểm chính

 

+ Tương tác 

 

Tương tác trong học tập hợp tác là yếu tố then chốt giúp học sinh trao đổi thông tin, ý tưởng và quan điểm với nhau, từ đó khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm. Khi học sinh thấy ý kiến của mình được coi trọng, họ sẽ chủ động đóng góp cho quá trình học tập. Qua các buổi thảo luận, học sinh không chỉ học cách phân tích và đánh giá các quan điểm khác nhau mà còn phát triển tư duy phản biện. Ngoài ra, đây là cơ hội để xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong nhóm.

 

 

 

 

+ Chia sẻ trách nhiệm

 

mỗi thành viên trong nhóm đều có vai trò và trách nhiệm riêng nhưng đều góp phần vào mục tiêu chung. Khi mỗi cá nhân nhận thức được trách nhiệm của mình, họ cảm thấy có nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó tạo ra sự cam kết mạnh mẽ hơn đối với mục tiêu chung của nhóm. Điều này thúc đẩy tinh thần làm việc và phát triển kỹ năng lãnh đạo, khi họ có cơ hội thể hiện khả năng tổ chức và quản lý công việc. Đặc biệt, chia sẻ trách nhiệm sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn, hình thành một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ lẫn nhau.

 

+ Học hỏi từ nhau

 

Mỗi học sinh có những kỹ năng và kiến thức khác nhau, tạo cơ hội cho cả nhóm khuyến khích sự đa dạng và làm phong phú thêm hiểu biết của mỗi cá nhân. Qua quá trình này, học sinh cũng phát triển sự tự nhận thức, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó cải thiện kỹ năng cá nhân và học cách nhìn nhận mình công bằng hơn.

 

+ Phát triển các kỹ năng xã hội 

 

Kỹ năng lắng nghe giúp học sinh học cách lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó tạo ra môi trường thảo luận tích cực. Khi gặp tranh luận hoặc bất đồng quan điểm, học sinh học cách thương thảo để tìm ra giải pháp chung, điều này không chỉ hữu ích trong học tập mà còn quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và môi trường làm việc. Hơn nữa, qua những tình huống khó khăn, học sinh sẽ phát triển khả năng giải quyết xung đột một cách hiệu quả, giúp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

 

 

3. Cách áp dụng phương pháp Học tập hợp tác

 

Để thực hiện phương pháp học tập hợp tác hiệu quả, giáo viên cần chú trọng đến ba tiêu chí:

 

  • Thiết kế bài học

  • Xây dựng nhóm  

  • Giám sát, hỗ trợ. 

 

Đầu tiên, trong việc thiết kế bài học, giáo viên cần tạo ra các hoạt động học tập phù hợp, khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm. Các nhiệm vụ nên được chia thành những phần nhỏ để đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội đóng góp ý kiến và công sức của mình. 

 

Tiếp theo, việc xây dựng nhóm cần được thực hiện một cách cẩn thận; các nhóm nên được hình thành ngẫu nhiên hoặc dựa trên sự đa dạng về kỹ năng và kiến thức, nhằm bảo đảm sự cân bằng và làm phong phú thêm trải nghiệm học tập của từng thành viên. 

 

Cuối cùng, giáo viên cần giám sát quá trình làm việc của các nhóm, theo dõi tiến độ và hỗ trợ khi cần thiết. Đồng thời, giáo viên cũng nên khuyến khích sự tương tác tích cực giữa các thành viên để tạo ra một môi trường học tập gắn kết.

 

 

4. Collaborative Learning và Cooperative Learning có gì khác nhau? 

 

- Collaborative Learning - 

 

  • Tính chất: Dựa trên sự tự nguyện, không có sự phân chia vai trò cố định. Các thành viên tự do chia sẻ và đóng góp ý tưởng.

  • Mục tiêu: Học sinh hợp tác, trao đổi ý kiến để cùng giải quyết vấn đề bài học có sẵn.

 

- Cooperative Learning - 

 

  • Tính chất: Các thành viên có vai trò và nhiệm vụ cụ thể, được phân công từ trước.  học sinh làm việc theo nhóm nhỏ để tìm hiểu, chia sẻ và trao đổi kiến thức nhằm đạt được mục tiêu học tập chung, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 

  • Mục tiêu: Học sinh hợp tác, trao đổi ý kiến của nhau để cùng xây dựng nội dung bài học  và cải thiện kỹ năng làm việc theo nhóm.

 

Tóm lại, học tập hợp tác là một phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp học sinh phát triển không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng xã hội cần thiết. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa học tập hợp tác và học tập hợp tác sẽ giúp giáo viên áp dụng các phương pháp này một cách phù hợp, nâng cao chất lượng dạy và học trong lớp học. Vì vậy, hãy khuyến khích học sinh trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động học tập nhóm để phát triển toàn diện hơn!



 

WHAT YOU NEED TO KNOW ABOUT COLLABORATIVE LEARNING  

 

Collaborative learning methods are increasingly becoming a trend in education, helping students not only acquire knowledge but also develop social skills. Two common forms are Collaborative Learning, which focuses on building common knowledge, and Cooperative Learning, which focuses on dividing specific roles in a team. So do you have a clear understanding of the differences between them? Let's discover interesting things about these two through this article!

 

1. Definitions

 

Cooperative learning is an educational method in which students work together in small groups to complete learning tasks. The main goal is to encourage interaction, knowledge sharing, and develop communication skills among team members.

 

2. Main features

 

+ Interaction  

 

Interaction in collaborative learning is a key factor in helping students exchange information, ideas, and perspectives with each other, thereby encouraging the participation of all team members. When students see that their opinions are valued, they will actively contribute to the learning process. Through the discussion sessions, students not only learn how to analyze and evaluate different perspectives but also develop critical thinking. In addition, it is an opportunity to build close relationships between team members.

 

+ Shared responsibility

 

Each team member has roles and responsibilities but all contribute to a common goal. When each individual is aware of their duties, they feel obligated to complete their assigned tasks, thereby creating a stronger commitment to the group's common goals. This promotes work ethic and develops leadership skills, as they can demonstrate their ability to organize and manage work. In particular, sharing responsibilities will help members understand each other better, form a positive learning environment, and support each other.

 

+ Learn from each other

 

Each student has different skills and knowledge, providing opportunities for the whole group to encourage diversity and enrich each individual's understanding. Through this process, students also develop self-awareness, and recognize their strengths and weaknesses, thereby improving their skills and learning to see themselves more fairly

 

+ Develop social skills  

 

Listening skills help students learn to listen to the opinions of others, thereby creating a positive discussion environment. When faced with arguments or disagreements, students learn to negotiate to find common solutions, which is not only useful in learning but also important in daily life and work environments. Furthermore, through difficult situations, students will develop the ability to resolve conflicts effectively, which will help improve their emotional management skills and build healthy relationships.

 

 

3. How to apply the Cooperative Learning method

 

To implement an effective cooperative learning method, teachers need to focus on three criteria: 

 

  • Lesson Design

  • Team Building   

  • Monitoring and support.  

 

First, in designing lessons, teachers need to create appropriate learning activities that encourage the participation of all team members. Tasks should be broken down into small sections to ensure that everyone has the opportunity to contribute their opinions and efforts.  

 

Next, team building needs to be done carefully; Teams should be formed randomly or based on a diversity of skills and knowledge, to ensure balance and enrich the learning experience of each member.  

 

Finally, teachers need to monitor the team's performance, monitor progress, and provide support as needed. At the same time, teachers should also encourage positive interaction between members to create a cohesive learning environment.

 

 

4. What is the difference between Collaborative Learning and Cooperative Learning?  

 

- Collaborative Learning -  

 

  • Feature: Based on voluntariness, there is no fixed division of roles. Members are free to share and contribute ideas.

  • Objective: Students cooperate and exchange ideas to solve existing lesson problems together.

 

- Cooperative Learning -  

 

  • Feature: Members have specific roles and tasks, assigned in advance.  Students work in small groups to learn, share, and exchange knowledge to achieve common learning goals, under the guidance of teachers. 

  • Objective: Students collaborate and exchange ideas with each other to jointly develop lesson content and improve teamwork skills.

 

In conclusion, collaborative learning is an effective method of education, helping students develop not only knowledge but also necessary social skills. Understanding the difference between Collaborative and cooperative learning will help teachers apply these methods appropriately, improving the quality of teaching and learning in the classroom. So, encourage students to experience and participate in group learning activities to develop more holistically!

______________________________________________________

 

Anh ngữ Octo. 

Thông tin liên hệ:

 -Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo

 -Email: services@octo.vn

 -Hotline: 0282 2002244

 -Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức

 

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!