Ngày đăng: 10/08/2023 22:08:51
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#greentech
#sustainableenergy
#modernvietnam
* Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo
----------------------------------
NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU - SỨC MẠNH TỪ BIỂN XANH CHO MỘT TƯƠNG LAI XANH
< English below >
Đối mặt với các thách thức về nhu cầu năng lượng và biến đổi khí hậu, năng lượng thủy triều đã trở thành một lựa chọn hứa hẹn trong việc đáp ứng năng lượng bền vững. Tận dụng chuyển động tự nhiên của thủy triều, nguồn năng lượng này không chỉ giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho các khu vực ven biển. Xu hướng năng lượng thủy triều đang lan rộng trên toàn cầu, tạo ra hy vọng cho một tương lai năng lượng sạch và bền vững.
I. Năng lượng thủy triều là gì?
Thủy triều là hiện tượng tăng và giảm mực nước biển do tác động của lực hấp dẫn giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời. Năng lượng thủy triều là loại năng lượng tái tạo được tạo ra từ sự khác biệt về mực nước giữa thủy triều cao và thủy triều thấp trên biển. Các công nghệ chuyển đổi năng lượng thủy triều bao gồm đập thủy triều, Turbine thủy triều hoặc cột nước thủy triều.
II. Lợi ích
Giảm lượng khí thải carbon: Năng lượng thủy triều không tạo ra khí thải carbon, giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Nếu năng lượng thủy triều được triển khai rộng rãi, lượng khí thải carbon toàn cầu có thể giảm đến 12,3 gigaton mỗi năm vào năm 2050.
Nguồn năng lượng tái tạo và ổn định: Khác với năng lượng mặt trời và gió, nó không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay biến đổi trong ngày. Thủy triều tuân theo một chu kỳ thời gian chính xác, các chu kỳ triều thấp và triều cường rất dễ dự đoán và hiếm khi có những thay đổi bất ngờ, giúp con người dễ dàng dự đoán và tính toán lượng năng lượng sẽ được tạo ra. Năng lượng thủy triều mang lại lợi ích cho hệ thống năng lượng tổng thể, vì nó duy trì tính ổn định và không bị gián đoạn do biến đổi ngắn hạn.
Bảo vệ đa dạng sinh học: So với các công trình thủy điện truyền thống, các công trình thủy triều thông minh và bảo vệ môi trường được thiết kế để giảm tác động đến hệ sinh thái địa phương. Các biện pháp bảo vệ môi trường có thể bao gồm việc xây dựng các cấu trúc sinh thái nhân tạo như rạn san hô nhân tạo, nhằm tạo môi trường sống cho các loài sinh vật địa phương.
Ngoài ra, các công trình thủy triều thông minh có thể được thiết kế để giảm tác động đến di cư và sinh sản của các loài động vật. Ví dụ, hệ thống quản lý dòng nước thông minh có thể điều chỉnh lưu lượng nước để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và di chuyển của cá, tôm và các loài sinh vật biển khác.
III. Hạn chế
Việc triển khai năng lượng thủy triều ở Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn có một số hạn chế như:
Tiềm năng hạn chế: Mặc dù Việt Nam có một đường bờ biển dài, tiềm năng năng lượng thủy triều của nước ta không lớn như một số quốc gia khác. Thủy triều ở Việt Nam không có biên độ lớn và dòng chảy không mạnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sản xuất năng lượng thủy triều hiệu quả.
Chi phí đầu tư: Xây dựng hệ thống năng lượng thủy triều đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn. Cần phải xây dựng các công trình như cánh cửa thủy triều, máy phát điện thủy triều và hệ thống truyền tải điện. Chi phí đầu tư cao có thể là một rào cản đối với việc triển khai năng lượng thủy triều ở Việt Nam.
Mặc dù phải đối mặt với những hạn chế này, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ liên quan sẽ có thể giúp tận dụng tiềm năng năng lượng thủy triều một cách hiệu quả hơn.
Tóm lại, năng lượng thủy triều được coi là một nguồn năng lượng tái tạo với tiềm năng lớn. Nó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng bền vững cho thế hệ mai sau và góp phần giảm thiểu sự khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển và khai thác năng lượng thủy triều đòi hỏi công nghệ tiên tiến và đầu tư vốn lớn, cùng với việc xem xét các tác động môi trường và sinh thái liên quan để đảm bảo bền vững và an toàn cho môi trường biển và sinh vật biển.
TIDAL ENERGY - THE POWER FROM THE BLUE SEA FOR A GREEN FUTURE
Facing the challenges of energy demand and climate change, tidal energy has become a promising option for meeting sustainable energy demand. Leveraging the natural movement of the tides, this energy source helps reduce greenhouse gas emissions and brings economic and social benefits to coastal areas. The tidal energy trend is spreading across the globe, creating hope for a clean and sustainable energy future.
I. What is tidal energy?
Tides are the rise and fall of sea level due to the gravitational force between the Earth, the Moon, and the Sun. Tidal energy is renewable energy generated from the difference in water level between high and low tides at sea. Tidal energy conversion technologies include tidal dams, turbines, or water columns.
II. Benefits
Reduce carbon emissions: Tidal energy produces no carbon emissions, which helps mitigate the greenhouse effect and climate change. If tidal energy is widely deployed, global carbon emissions could be reduced by up to 12.3 gigatons annually by 2050.
Renewable and stable energy source: Unlike solar and wind energy, it is not affected by weather or daily changes. Tides follow an exact time cycle, low and high tide cycles are easy to predict and rarely have unexpected changes, making it easier for humans to predict and calculate how much energy will be generated. Tidal energy benefits the overall energy system, as it maintains stability and is not interrupted by short-term variability.
Biodiversity protection: Compared to traditional hydropower installations, innovative tidal facilities and environmental protection are designed to reduce the impact on local ecosystems. Measures to protect the environment include constructing manufactured ecological structures, such as artificial coral reefs, to create habitats for local species.
In addition, intelligent tidal structures can be designed to reduce the impact on the migration and reproduction of animals. For example, intelligent water flow management systems can regulate water flow to facilitate the growth and movement of fish, shrimp, and other sea species.
III. Limitations
The deployment of tidal energy in Vietnam, as well as in many other countries in the world, still has some limitations, such as:
Limited potential: Although Vietnam has a long coastline, our country's tidal energy potential is smaller than others. Tides in Vietnam do not have large amplitudes, and currents are not strong, affecting the ability to exploit and produce tidal energy efficiently.
Investment cost: Building a tidal energy system requires a significant initial investment. Building structures such as tidal doors, generators, and power transmission systems is necessary. High investment costs can be a barrier to the deployment of tidal energy in Vietnam.
Despite these limitations, the research and development of related technology will help utilize the potential of tidal energy more efficiently.
In short, tidal energy is considered a renewable energy source with great potential. It can meet the demand for sustainable energy for future generations and contribute to reducing the exploitation of natural resources and environmental pollution. However, developing and harnessing tidal power require advanced technology, significant capital investments, and considering related environmental and ecological impacts to ensure sustainability and safety for the marine environment and marine life.
_______________________________________________
Anh ngữ Octo.
Thông tin liên hệ:
- Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo
-Email: services@octo.vn
-Hotline: 0282 2002244
-Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức