[Bài Viết] - KINTSUGI - NGHỆ THUẬT XANH

Ngày đăng: 28/04/2023 17:00:30

Tác giả: Minh Châu 

Dịch giả: Thùy Linh

#Climatechange 

#Endangeredspecies 
 
#Gogreen 
 
-------------------

KINTSUGI - NGHỆ THUẬT XANH 

 

Thông thường với những đồ dùng bị nứt vỡ, người ta có xu hướng bỏ chúng đi và mua lại một món đồ mới đẹp hơn. Vậy, những chiếc bát nứt, những chiếc bình hoa chẳng may có vết mẻ đều sẽ kết thúc vòng đời ở bãi phân hủy rác thải? Kintsugi ra đời như một “nghệ thuật xanh” với triết lý yêu những điều không hoàn hảo cùng với việc tái sử dụng lại những món đồ, biến những món đồ bị nứt, vỡ thành tác phẩm nghệ thuật.

 

Theo một câu chuyện có từ thế kỷ 15 vào thời Muromachi, tách trà của tướng quân Ashigaka Yoshimasa bị vỡ và ông đã gửi những mảnh vỡ đến Trung Quốc để sửa. Thật không may, ông cảm thấy thất vọng với món đồ được trả lại, khi nhìn thấy những mảnh ghép chỉ được vá lại với nhau bằng kim ghim. Sau đó, ông nhờ các thợ thủ công Nhật Bản sửa nó. Họ đã đưa ra một giải pháp thẩm mỹ hơn, sử dụng kỹ thuật mà ngày nay chúng ta gọi là kintsugi. [1]

 

Kintsugi là nghệ thuật sửa chữa đồ gốm bị vỡ của Nhật Bản bằng sơn mài trộn với bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Kỹ thuật này dựa trên ý tưởng rằng những mảnh vỡ của một đồ vật nên được tôn vinh hơn là giấu đi và những vết nứt trên một vật là một phần lịch sử và vẻ đẹp riêng của nó. Kintsugi không chỉ là một kỹ thuật, mà còn là một triết lý đề cao những điều bất toàn, khả năng phục hồi và vẻ đẹp của sự dở dang. Kintsugi đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến trên toàn thế giới và thường được sử dụng như một phép ẩn dụ cho sự chữa lành và phát triển cá nhân.[2]

 

 

Kintsugi tạo lối sống “xanh” 

 

Chủ nghĩa tiêu dùng đã cổ vũ cho việc mua sắm quá độ, mua nhiều thứ không cần thiết, lập tức thay thế đồ cũ bằng đồ mới đã khiến môi trường ngày càng hứng chịu nhiều nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Kintsugi ra đời như một sự phản kháng lại với chủ nghĩa tiêu dùng, tìm cách tái sử dụng những món đồ thông qua việc sửa chữa thay vì vứt bỏ.

 

Nếu trong nhà bạn có những món đồ bị sứt mẻ, bị nứt, vỡ thì Kintsugi như một giải pháp xanh để tái sinh cho những món đồ đã cũ, hỏng đó. Vì vậy, Kintsugi là nghệ thuật “làm mới” những món đồ cũ, khuyến khích tái chế, tái sử dụng những món đồ hỏng. Chính điều này sẽ góp phần làm giảm số lượng rác thải thải ra, đồng thời giúp con người nâng cao ý thức về vấn đề môi trường cũng như triết lý của sự khiếm khuyết. 

 

Tóm lại, nghệ thuật kintsugi là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng vẻ đẹp có thể được tìm thấy trong sự không hoàn hảo và sự đổ vỡ có thể là cơ hội để trưởng thành và thay đổi. Bằng cách tôn vinh những vết nứt của một vật thể, kintsugi dạy chúng ta trân trọng sự kiên cường và vẻ đẹp lấp lánh của sự khiếm khuyết. Như một phép ẩn dụ cho sự chữa lành và phát triển cá nhân, kintsugi đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến trên khắp thế giới và tiếp tục truyền cảm hứng cho mọi người chấp nhận những thiếu sót của họ.[4]

KINTSUGI - GREEN ART

Often with cracked items, people tend to discard them and buy a beautiful new object. So, cracked bowls and vases with chips will all end up in a waste landfill? Kintsugi was born as a "green art" with the philosophy of loving imperfections and reusing items, turning cracked and broken things into art.

 According to a story dating back to the 15th century in the Muromachi period, the teacup of shogun Ashigaka Yoshimasa broke, and he sent the fragments to China for repair. Unfortunately, he was frustrated with the returned item, seeing the puzzle pieces only patched together with staples. He then asked Japanese artisans to fix it. They came up with a more aesthetic solution, using a technique called kintsugi. [1]

 Kintsugi is the Japanese art of repairing broken pottery with lacquer mixed with gold, silver, or platinum powder. The technique is based on the idea that fragments of an object should be honored rather than hidden and that cracks in an object are part of its history and beauty. Kintsugi is a technique and philosophy that promotes flaws, resilience, and the beauty of imperfection. Kintsugi has become a popular art form worldwide and is often used as a healing and personal growth metaphor. [2]

 

Kintsugi creates a "green" lifestyle.

Consumerism has promoted excessive shopping, buying many unnecessary things, and immediately replacing old stuff with new ones, which has caused the environment to be increasingly exposed to severe pollution risks. Kintsugi was born as a protest against consumerism, seeking to reuse items through repairs rather than throwaways.

 If there are chipped, cracked, broken items in your home, Kintsugi is a green solution to regenerate those old, broken items. Therefore, Kintsugi is the art of "refreshing" old things, encouraging recycling, and reusing damaged items. This will contribute to reducing the amount of waste produced and, at the same time, help people raise awareness of environmental issues and the philosophy of defects.

 In conclusion, the art of kintsugi is a powerful reminder that beauty can be found in imperfections and that brokenness can be an opportunity for growth and change. By honoring the cracks of an object, kintsugi teaches us to appreciate the resilience and sparkling beauty of imperfection. As a metaphor for healing and personal growth, kintsugi has become a popular art form worldwide and inspires people to accept their shortcomings. [4]

_______________________________

 

References:

[1] Sussman, R. (2023, March 6). Discovering the World's Mosaics. Yoair. Retrieved from: https://www.yoair.com/blog/japanese-art-kintsugi-and-contemporary-artworks/

 

[2] What is Kintsugi? The Centuries-Old Art of Repairing Broken Pottery with Gold. Time Magazine. Retrieved from https://time.com/5795433/what-is-kintsugi/

 

[3] Sidewalk Kintsukuroi - R a c h e l ⋅ S u s s m a n. (n.d.). Rachel Sussman. https://www.rachelsussman.com/sidewalk-kintsukuroi

 

[4] "Kintsugi: The Art of Embracing Damage." Kintsugi Lab. Retrieved from https://kintsugilab.com/kintsugi-the-art-of-embracing-damage/

 

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!