[ Bài Viết ] - KHI THI ĐUA TRONG HỌC TẬP LẠI BIẾN THÀNH GANH ĐUA

Ngày đăng: 02/10/2024 08:57:59

Tác giả: Thùy Linh 

Dịch giả: Thùy Linh

#Learnwithjoy

#Learningjourney

#Positiveeducation

#Mentalhealth

 Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo

----------------------------------

KHI THI ĐUA TRONG HỌC TẬP LẠI BIẾN THÀNH GANH ĐUA 

 

< English below >

 

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, sự thi đua, cạnh tranh của học sinh và giáo viên thường được coi là động lực để thúc đẩy sự phát triển trong học tập và công tác giảng dạy. Tuy nhiên, khi tinh thần thi đua bị "biến chất", nó đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập. Vậy, làm thế nào để biến những cuộc cạnh tranh này trở về đúng với tính chất thi đua học tập lành mạnh? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và tìm ra giải pháp tích cực qua bài viết này nhé! 

 

I. Thực trạng khi thi đua lại biến thành ganh đua

 

1. Nguyên nhân

 

Thi đua trong học tập bị biến thành ganh đua chủ yếu do áp lực từ nhiều phía, gồm: 

 

+ Kỳ vọng từ phụ huynh

 

Nhiều phụ huynh đặt ra yêu cầu cao cho con cái, dẫn đến việc học sinh cảm thấy cần phải chứng tỏ bản thân qua thành tích học tập. Áp lực từ sự kỳ vọng này khiến học sinh phải nỗ lực không ngừng để đạt điểm số cao, không chỉ nhằm làm hài lòng cha mẹ mà còn để so sánh với bạn bè và hàng xóm. Điều này khiến các bạn ám ảnh với thành tích học tập, thay vì tìm kiếm niềm vui và sự hứng thú trong việc học. Khi phụ huynh quá chú trọng vào thành tích và không lắng nghe con cái, các bạn sẽ dễ bị trầm cảm, và khủng hoảng tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và phát triển cá nhân trong tương lai. 

 

+ Hệ thống giáo dục 

 

Hệ thống giáo dục thường quan tâm nhiều đến điểm số, tạo ra một môi trường mà việc đạt điểm cao trở thành mục tiêu hàng đầu. Điều này khiến học sinh cảm thấy rằng nỗ lực chỉ được đo bằng kết quả học tập, dẫn đến việc họ lao vào cuộc đua điểm số mà không quan tâm đến việc hiểu sâu kiến thức. Trong một số trường hợp, áp lực ganh đua đã dẫn đến tỷ lệ bỏ học tăng lên, đặc biệt là ở những học sinh có thành tích học không tốt.

 

+ Thiếu hụt các hoạt động nhóm

 

Học sinh ít được khuyến khích làm việc nhóm sẽ chỉ tập trung cạnh tranh cá nhân. Thiếu các hoạt động nhóm sẽ khiến các bạn không phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ làm tăng tính cạnh tranh mà còn khiến học sinh cảm thấy đơn độc trong quá trình học, giảm động lực học. Hơn nữa, các bạn sẽ không thể phát triển các kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này.

 

 

 

 

 

2. Hệ quả

 

+ Sức khỏe suy giảm: Áp lực cạnh tranh trong học tập tạo ra một môi trường căng thẳng cho học sinh. Khi phải liên tục chạy đua điểm số, nhiều học sinh phải đối mặt với tình trạng lo âu và stress. Hệ quả là, hiệu suất học tập giảm sút, tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng kéo dài.

 

+ Giảm chất lượng học tập: Khi học sinh chỉ chú trọng vào việc đạt điểm cao, các bạn thường không tìm hiểu sâu về kiến thức. Việc học trở nên hời hợt và thiếu chiều sâu, khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức không hiệu quả. Học sinh có thể nhớ được thông tin tạm thời để thi nhưng không thể áp dụng hoặc kết nối những kiến thức đó trong thực tế.

 

+ Mối quan hệ trong lớp trở nên căng thẳng: Sự ganh đua sẽ tạo ra xung đột giữa các học sinh, khiến các bạn không chia sẻ hay giúp đỡ nhau, từ đó mất đi tính đoàn kết. Ngoài ra sẽ có sự phân biệt đối xử giữa những học sinh giỏi và học sinh yếu. 

 

 

II. Hướng giải quyết

 

+ Khuyến khích các hoạt động nhóm 

 

Nhiều trường đã bắt đầu khuyến khích các hoạt động nhóm, giúp học sinh học hỏi lẫn nhau thay vì chỉ cạnh tranh. Khi làm việc nhóm, các bạn sẽ được chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết. Làm việc nhóm giúp học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức, cùng nhau thảo luận và khám phá nhiều góc nhìn khác nhau. Hơn nữa, việc này giảm bớt áp lực cạnh tranh, học sinh sẽ thoải mái hơn và có động lực học tập. 

 

+ Đánh giá toàn diện

 

Việc chỉ dựa vào điểm số để đánh giá học sinh sẽ tạo áp lực lớn và khiến các bạn không nhận ra giá trị thực sự của việc học. Một hệ thống đánh giá toàn diện cần xem xét nhiều khía cạnh, bao gồm cả quá trình học tập, sự phát triển cá nhân và các kỹ năng mềm. Khi học sinh được đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau, các bạn sẽ tự tin hơn. Điều này không chỉ giúp các bạn nhận thức rõ hơn về những điểm mạnh và điểm cần cải thiện mà còn khuyến khích phát triển một cách toàn diện, tạo động lực cho việc học tập lâu dài.

 

+ Bổ sung thêm các lớp giáo dục tâm lý

 

Bổ sung các lớp giáo dục tâm lý trong trường học là rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh. Chương trình tư vấn giúp các em quản lý cảm xúc và đối phó với căng thẳng, trong khi các buổi chia sẻ cho phụ huynh giúp họ hiểu và đồng hành cùng con cái. Khi có sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường, học sinh sẽ cảm thấy an tâm hơn, tạo ra một môi trường học tập tích cực, lành mạnh hơn.

 

 

 

 

Tóm lại, khi thi đua trong học tập biến thành ganh đua tiêu cực, nó sẽ gây áp lực cho học sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng học tập và các mối quan hệ xung quanh. Để xây dựng môi trường học tập lành mạnh, cần khuyến khích sự hợp tác, áp dụng phương pháp đánh giá toàn diện và bổ sung chương trình giáo dục tâm lý. Khi học sinh được hỗ trợ phát triển trong một môi trường tích cực, các bạn có thể khám phá và phát huy tiềm năng của mình. 



 

WHEN POSITIVE COMPETITION TURNS INTO NEGATIVE COMPETITION

 

In modern education, competition among students and teachers is often seen as a catalyst for enhancing learning. However, when this competitive spirit deteriorates, it negatively impacts educational quality. How can we restore competition to its original purpose of fostering healthy learning? This article will explain the causes and propose positive solutions.

 

I. Current Situation

 

1. Causes

 

+ Parents' expectations

 

Many parents impose high expectations on their children, which makes students feel compelled to prove themselves through academic success. This pressure drives them to pursue high grades, not just to satisfy their parents but also to compete with peers. Consequently, students become fixated on achievements rather than enjoying the learning process. Excessive focus on performance can lead to depression and psychological crises, adversely affecting their learning and personal growth.

 

+ Educational Evaluation System

 

The education system's emphasis on grades creates an environment where academic performance is paramount. This focus leads students to equate effort solely with grades, pushing them into a relentless pursuit of scores without fostering a deep understanding of the material. Such competitive pressure can even increase dropout rates, particularly among struggling students.

 

+ No group activities

 

When students are not encouraged to collaborate, they tend to focus on individual competition. A deficiency of team activities hinders the development of essential skills like teamwork, communication, and problem-solving. This not only heightens competitiveness but also leaves students feeling isolated, diminishing their motivation and preventing the development of crucial soft skills needed for future endeavors.

 

 

2. Consequences

 

+ Health issues: The pressure to compete academically creates a stressful environment, leading to anxiety and stress among students. This chronic stress can diminish academic performance and have lasting mental and physical repercussions.

 

+ Reduced learning quality: A singular focus on high grades results in superficial learning. Students may retain information temporarily for exams but struggle to apply or connect that knowledge in real-world contexts.

 

+ Strained classroom relationships: Competition fosters conflict among students, discouraging collaboration and solidarity. It can also lead to discrimination between high-achieving and struggling students.

 

 

II. Solutions

 

+ Encourage group activities

 

Many schools are now promoting group activities to foster peer learning rather than competition. Teamwork allows students to share ideas and support one another, enhancing social skills and deepening their understanding of the material. This collaborative approach alleviates competitive pressure, making learning more enjoyable and motivating.

 

+ Comprehensive assessment

 

Relying solely on grades creates immense pressure and obscures the true value of learning. A comprehensive assessment system should evaluate multiple aspects, including the learning process, personal growth, and soft skills. This broader approach boosts students' confidence and encourages holistic development, fostering long-term motivation.

 

+ Incorporate psychological education

 

Integrating psychological education into schools is vital for supporting students' overall development. Counseling programs can help students manage emotions and cope with stress, while parent engagement fosters understanding and support. A collaborative effort between families and schools creates a more secure and positive learning environment.

 

 

In summary, when academic emulation devolves into unhealthy competition, it pressures students and undermines their mental health, learning quality, and relationships. To cultivate a healthy educational environment, we must promote collaboration, implement comprehensive assessment methods, and enhance psychological education programs. By supporting students in a positive setting, we enable them to explore and realize their potential

____________________________________________________

 

Anh ngữ Octo. 

Thông tin liên hệ:

 -Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo

 -Email: services@octo.vn

 -Hotline: 0282 2002244

 -Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức

 

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!