Ngày đăng: 26/11/2024 11:56:26
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#Balancedlearning
#Effectivelearning
#Mentalwellness
#Healthyhabits
Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo
----------------------------------
HIỆU ỨNG ZEIGARNIK: SỨC MẠNH CỦA NHỮNG NHIỆM VỤ CHƯA HOÀN THÀNH
< English below >
Có phải bạn thường lo lắng khi công việc chưa hoàn thành đúng hạn hay có cảm giác bồn chồn, nóng lòng muốn biết phần tiếp theo của bộ truyện, bộ phim đang theo dõi? Nguyên nhân cho những cảm giác trên chính là khả năng ghi nhớ mạnh mẽ đối với những nhiệm vụ chưa hoàn tất, hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Hiệu ứng Zeigarnik. Hiệu ứng Zeigarnik là gì? Tác động của nó ra sao? Hãy cùng khám phá sâu hơn về hiệu ứng này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hiệu ứng Zeigarnik là gì?
Hiệu ứng Zeigarnik được đặt tên theo nhà tâm lý học Bluma Zeigarnik. Bà đã thực hiện một thí nghiệm vào những năm 1920, trong đó bà yêu cầu một nhóm sinh viên thực hiện một loạt nhiệm vụ khác nhau. Một số nhiệm vụ được hoàn thành, trong khi một số khác bị ngắt quãng trước khi hoàn tất. Kết quả cho thấy rằng sinh viên có khả năng nhớ rõ hơn những nhiệm vụ chưa hoàn thành so với những nhiệm vụ đã hoàn tất. Zeigarnik cho rằng, do sự căng thẳng tâm lý khi một nhiệm vụ chưa hoàn thành, bộ não sẽ tự động lưu giữ thông tin liên quan đến nhiệm vụ đó cho đến khi nó được hoàn tất.
+ Hiệu quả hoạt động của Hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik phản ánh cách bộ não xử lý thông tin và cảm xúc. Khi một nhiệm vụ chưa hoàn thành, não bộ sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng cho đến khi nhiệm vụ đó được hoàn tất. Cảm giác này thúc đẩy con người tìm cách hoàn thành nhiệm vụ càng nhanh càng tốt. Có thể nói, những nhiệm vụ còn dang dở thường tạo động lực làm việc tốt hơn vì chúng ta cảm thấy cần phải "kết thúc" những gì đã bắt đầu.
2. Cách ứng dụng hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc và cải thiện kết quả học tập.
+ Tối ưu hóa hiệu suất làm việc
Tạo ra danh sách công việc: Việc lập danh sách các nhiệm vụ chưa hoàn thành giúp nhân viên dễ dàng nhận diện công việc cần thực hiện. Khi họ hoàn thành từng nhiệm vụ, cảm giác hoàn tất sẽ thúc đẩy họ tiếp tục làm việc.
Chia nhỏ mục tiêu lớn: Thay vì cảm thấy choáng ngợp với các dự án lớn, nhân viên có thể chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ nhỏ, dễ quản lý. Điều này không chỉ giúp họ duy trì động lực mà còn giúp não bộ ghi nhớ và xử lý thông tin hiệu quả hơn.
Áp dụng kỹ thuật Pomodoro: Kết hợp hiệu ứng Zeigarnik với phương pháp Pomodoro (làm việc trong 25 phút và nghỉ 5 phút) giúp tối ưu hóa thời gian làm việc. Việc nghỉ ngơi giữa các khoảng thời gian làm việc giúp làm mới tinh thần và tăng cường khả năng tập trung.
+ Cải thiện kết quả học tập
Phương pháp học phân tán: Thay vì nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn, sinh viên có thể chia nhỏ thời gian học. Việc này không chỉ giúp ghi nhớ tốt hơn mà còn tận dụng hiệu ứng Zeigarnik, làm cho những kiến thức chưa nắm vững trở nên đáng chú ý hơn.
Tạo thử thách: Khi học một chủ đề mới, người học có thể tạo ra các câu hỏi hoặc bài tập chưa hoàn thành. Điều này không chỉ tạo ra sự hứng thú mà còn kích thích não bộ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời.
Nhắc nhở bằng hình ảnh: Sử dụng hình ảnh hoặc biểu đồ để nhắc nhở về những gì chưa hoàn thành có thể giúp sinh viên nhớ lâu hơn về kiến thức và nhiệm vụ cần giải quyết.
Tóm lại, hiệu ứng Zeigarnik không chỉ là một hiện tượng thú vị trong tâm lý học mà còn mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày. Hiểu rõ cách mà não bộ xử lý thông tin và cảm xúc có thể giúp chúng ta tối ưu hóa hiệu suất làm việc và cải thiện kết quả học tập. Bằng cách tận dụng sức mạnh của những nhiệm vụ chưa hoàn thành, chúng ta có thể thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu lớn hơn để phát triển từng ngày.
THE ZEIGARNIK EFFECT: THE POWER OF UNFINISHED TASKS
Do you often find yourself worrying when work is not completed on time? Do you feel restless and anxious about what happens next in the series or movie you're watching?These feelings may stem from a heightened ability to recall unfinished tasks, known as the Zeigarnik Effect. What is the Zeigarnik effect, and how does it affect us? Let's delve into this concept further in the article below!
1. What is the Zeigarnik effect?
The Zeigarnik effect is named after psychologist Bluma Zeigarnik. In the 1920s, she conducted an experiment in which she asked a group of students to perform various tasks. Some of these tasks were completed, while others were interrupted before they could be finished. The results revealed that students remembered the unfinished tasks longer than the completed ones. Zeigarnik theorized that the psychological stress associated with incomplete tasks causes the brain to retain information about those tasks until they are finished.
+ Efficiency of the Zeigarnik Effect
The Zeigarnik effect illustrates how our brain processes information and emotions. When a task remains unfinished, we often feel restless and anxious until it is completed. This sense of unease drives us to find ways to finish tasks as quickly as possible. In essence, incomplete tasks motivate us to work more effectively because we all want to "finish" what we have started.
2. How to apply the Zeigarnik effect?
The Zeigarnik effect is applicable in various fields and is essential for optimizing work performance and enhancing learning outcomes.
+ Optimize work performance
Create a to-do list: Making a list of unfinished tasks makes it easy for employees to identify the work that needs to be done. As they complete each task, the sense of accomplishment motivates them to keep working.
Break down big goals: Instead of feeling overwhelmed with big projects, employees can break them down into small, easy-to-manage tasks. Not only does this help them stay motivated, but it also helps their brains remember and process information more efficiently.
Apply the Pomodoro method: Combining the Zeigarnik effect with the Pomodoro method (working for 25 minutes and resting for 5 minutes) helps to optimize working time. Taking breaks between work intervals refreshes your mind and enhances your ability to focus.
+ Improve academic performance
Distributed learning method: Instead of cramming information, students can divide their study sessions into shorter periods. This approach improves memory retention and leverages the Zeigarnik effect, making unmastered knowledge more memorable.
Create challenges: While studying a new topic, learners can pose unfinished questions or assignments. This generates excitement and encourages the brain to continue seeking answers.
Visual reminders: Using images or charts to remind students of what is unfinished can help students remember the knowledge and tasks to be solved for longer.
In conclusion, the Zeigarnik effect is a fascinating psychological phenomenon with many practical applications in everyday life. Understanding how our brains process information and emotions can enhance our performance and improve our academic results. By harnessing the power of unfinished tasks, we can motivate ourselves to pursue larger goals and achieve gradual growth.
______________________________________________________
Anh ngữ Octo.
Thông tin liên hệ:
-Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo
-Email: services@octo.vn
-Hotline: 0282 2002244
-Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức