[ Bài Viết ] - GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG POPCORN BRAIN: KHI NÃO CỦA BẠN “NỔ LUNG TUNG”

Ngày đăng: 25/11/2024 16:53:30

Tác giả: Thùy Linh 

Dịch giả: Thùy Linh

#Balancedlearning 

#Effectivelearning 

#Mentalwellness 

#Healthyhabits

Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo

----------------------------------

GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG POPCORN BRAIN: KHI NÃO CỦA BẠN “NỔ LUNG TUNG”

 

< English below >

 

Có những lúc bạn đang say mê làm việc thì bỗng dưng thông báo tin nhắn Facebook, email mới, quảng cáo Shopee, hay đề xuất video TikTok xuất hiện, khiến bạn dễ dàng bị phân tâm. Bạn gạt công việc sang một bên và bắt đầu lướt điện thoại, từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Khi nhận ra, thời gian đã trôi qua khá lâu mà bạn vẫn chưa hoàn thành việc mình dự định. 

 

Hiện tượng này được gọi là "Popcorn Brain" – một trạng thái não bộ quá nhạy cảm với sự kích thích, dẫn đến sự sao nhãng trong công việc. Vậy chính xác thì "Popcorn Brain" là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Cùng Octo. tìm hiểu nhé!

 

1. Popcorn brain là gì? 

 

Thuật ngữ “Popcorn Brain” được giới thiệu bởi nhà nghiên cứu David Levy vào năm 2011 để mô tả một hiện tượng thú vị trong tâm lý con người. Hãy tưởng tượng não bộ của bạn như những hạt bắp trong lò vi sóng, khi nhiệt độ tăng, chúng nở ra và phát ra tiếng "pop!" liên tục. Tương tự, hiện tượng Popcorn Brain xảy ra khi sự chú ý và tập trung của chúng ta chuyển đổi liên tục từ việc này sang việc khác, giống như những hạt ngô nổ lung tung. 

 

Hiện tượng này phản ánh sự nhạy cảm của não với các tín hiệu là từ mạng xã hội và các phương tiện truyền thông điện tử. Não bộ chúng ta trở nên quen thuộc với việc nhận thông tin mới liên tục; do đó, khi có thông báo xuất hiện, chúng ta sẽ mở điện thoại lên và kiểm tra. Nếu không, ta sẽ cảm thấy khó chịu, bồn chồn và mất tập trung.

 

 

2. Nguyên nhân gây ra Popcorn brain

 

+ Thông báo liên tục: Thông báo từ điện thoại di động khiến não bộ phải phản ứng liên tục. Sự kích thích này làm cho người dùng cảm thấy phải kiểm tra thiết bị thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin nào. Việc này tạo ra một vòng luẩn quẩn, khi não bộ trở nên phụ thuộc vào những kích thích bên ngoài để cảm thấy thỏa mãn.

 

+ Nhu cầu giải trí: Nhu cầu giải trí ngày càng cao từ người sử dụng công nghệ khiến họ tìm kiếm thông tin và trải nghiệm mới liên tục. Sự thay đổi nhanh chóng giữa các hoạt động giải trí (như xem video, lướt mạng xã hội) làm não bộ quen với việc xử lý thông tin nhanh chóng, từ đó giảm khả năng tập trung vào các nhiệm vụ yêu cầu sự chú ý lâu dài.

 

+ Nội dung mì ăn liền: Các nội dung ngắn gọn, dễ tiêu thụ trên mạng (như video ngắn, meme, hoặc bài viết ngắn) đã trở thành phần lớn trong thói quen tiêu thụ thông tin của người dùng. Sự quen thuộc với dạng thức này khiến não bộ không còn khả năng tiếp nhận thông tin phức tạp, dẫn đến tình trạng giảm khả năng ghi nhớ và phân tích sâu.

 

 

3. Ảnh hưởng của Popcorn brain

 

Popcorn Brain có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. Một trong những hệ quả rõ rệt nhất là giảm khả năng tập trung; người mắc phải thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào các nhiệm vụ dài hạn, do não bộ đã quen với việc xử lý thông tin nhanh chóng và liên tục.

 

Thứ hai, Popcorn Brain cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho người bị ảnh hưởng gặp khó khăn trong việc thư giãn và ngủ sâu. Chất lượng giấc ngủ giảm sút dẫn đến mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày.

 

Cuối cùng, sự kích thích liên tục từ thiết bị điện tử có thể làm giảm khả năng sáng tạo và tư duy phản biện. Khi não không còn thời gian để nghỉ ngơi và phát triển ý tưởng mới, khả năng đổi mới và giải quyết vấn đề cũng bị ảnh hưởng. Tóm lại, Popcorn Brain không chỉ tác động đến khả năng tập trung mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và khả năng sáng tạo của con người.

 

 

4. Giải pháp 

 

Để giảm thiểu tác động của Popcorn brain, bạn có thể áp dụng một số giải pháp như:

 

- Cài đặt thời gian sử dụng điện thoại: Thiết lập thời gian sử dụng cho các ứng dụng và chặn thông báo từ một số ứng dụng nhất định. Điều này giúp giảm bớt sự phân tâm để bạn tập trung cho các hoạt động khác.

 

- Sử dụng phương pháp Pomodoro: Phương pháp Pomodoro bao gồm việc làm việc trong khoảng thời gian cố định (thường là 25 phút) và sau đó nghỉ ngơi (5 phút). Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng tập trung mà còn tạo cảm giác thoải mái hơn trong công việc.

 

- Thực hiện Digital detox: Dành một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: một buổi hoặc một ngày) để tạm ngưng sử dụng công nghệ giúp não bộ được nghỉ ngơi và phục hồi. 

 

- Tham gia hoạt động ngoài trời: Dành thời gian cho các hoạt động thể chất và tụ họp với gia đình, bạn bè giúp cân bằng giữa thế giới ảo và thực. 

 

 

Tóm lại, Popcorn brain là một hiện tượng không mới trong kỷ nguyên số, nhưng lại tác động lớn đến khả năng tập trung và sức khỏe tâm lý của con người về lâu dài. Bằng cách nhận thức rõ về nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng này, cùng với việc áp dụng các giải pháp hợp lý, chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.


 

DECODING THE POPCORN BRAIN PHENOMENON: WHEN YOUR BRAIN "EXPLODES"

 

Imagine when you are working, but suddenly a Facebook message, a new email, a Shopee advertisement, or a TikTok video pops up, easily distracting you. You set your work aside and start scrolling through your phone, jumping from one app to another. Before you know it, a significant amount of time has passed, and you still haven't completed your tasks. 

 

This phenomenon is known as the "Popcorn Brain"- a state in which the brain becomes overly sensitive to stimuli, leading to distractions while working. So, what exactly is "Popcorn Brain," and how does it impact our daily lives? Let’s find out!

 

1. What is popcorn brain?  

 

The term "Popcorn Brain," coined by researcher David Levy in 2011, describes a psychological phenomenon where our attention shifts rapidly, akin to popcorn kernels popping in a microwave. This reflects our brain's heightened sensitivity to social media and electronic signals. As we become accustomed to constant information flow, notifications prompt us to check our phones; otherwise, we may feel irritable, restless, and distracted.

 

 

 

 

2. Causes of Popcorn brain

 

+ Continuous notifications: Constant notifications from mobile phones stimulate the brain, making users feel compelled to check their devices frequently to avoid missing information. This creates a cycle, as the brain becomes reliant on external stimuli for satisfaction.

 

+ Demand for entertainment: The growing demand for entertainment among technology users drives them to seek new information and experiences. The swift shift between leisure activities, like watching videos and browsing social media, trains the brain to process information rapidly, diminishing the ability to focus on tasks that require sustained attention.

 

+ Short-form video content: Short-form video content, including brief videos, memes, and concise articles, has significantly shaped users' information consumption habits. This familiarity can impair the brain's ability to process complex information, resulting in a diminished capacity for deep memory and analysis.

 

 

3. Effects 

 

Popcorn Brain can cause many negative effects on mental health and quality of life. One of the most obvious consequences is a decrease in the ability to concentrate; People who suffer from it often have difficulty maintaining attention on long-term tasks, as the brain is used to processing information quickly and continuously.

 

Secondly, Popcorn Brain also affects sleep, making it difficult for the affected person to relax and sleep deeply. Decreased sleep quality leads to fatigue and decreased work performance, affecting the ability to complete daily tasks.

 

Finally, constant stimulation from electronic devices can impair creativity and critical thinking. When the brain no longer has time to rest and develop new ideas, its ability to innovate and solve problems is also affected. In conclusion, Popcorn Brain not only impacts concentration, but also affects human mood, sleep, and creativity.

 

 

4. Solutions

 

To minimize the impact of Popcorn brain, you can apply several solutions such as:

 

- Screen time settings: Set screen time for apps and block notifications from certain apps. This reduces distractions so you can focus on other activities.

 

- Use the Pomodoro method: Work for 25 minutes, then take a 5-minute break. This approach enhances concentration and fosters a more comfortable work environment.

 

- Perform a digital detox: Set aside a certain time (e.g., a session or a day) to temporarily stop using technology to help the brain rest and recover.  

 

- Take part in outdoor activities: Spending time on physical activities and gatherings with family and friends helps balance the virtual and real worlds.  

 

 

In summary, "popcorn brain" is not a new phenomenon in the digital era; however, it significantly affects people's concentration and psychological well-being over time. By understanding the causes and consequences of this phenomenon and implementing effective solutions, we can enhance our quality of life.

______________________________________________________

 

Anh ngữ Octo. 

Thông tin liên hệ:

 -Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo

 -Email: services@octo.vn

 -Hotline: 0282 2002244

 -Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức

Nhanh tay đăng ký!

Nhanh tay đăng ký!