Ngày đăng: 13/05/2024 20:52:05
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#Languageorigin
#Sociolinguistics
#Languagediversity
* Bài viết dành cho các bạn học viên Octo. tham khảo
----------------------------------
GIẢI MÃ BÍ ẨN NGÔN NGỮ CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT
< English below >
Trong tự nhiên, động vật sử dụng rất nhiều cách để giao tiếp với nhau và thậm chí, cả với con người. Mỗi giống loài đều có hệ thống giao tiếp riêng, những ngôn ngữ mà con người vẫn đang cố gắng giải mã. Qua nhiều nghiên cứu, chúng ta đã khám phá ra rất nhiều hình thức giao tiếp độc đáo và có một số phát hiện thú vị về ngôn ngữ của các loại động vật.
Hãy cùng Octo. giải mã một số bí ẩn về ngôn ngữ của các loài động vật qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sóng siêu âm
Như chúng ta đã biết, các động vật có vú như dơi, voi, mèo, chuột, cá voi và cá heo có khả năng giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tuy nhiên, Các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết loài khỉ lùn Tarsier của Philippines thuộc họ linh trưởng cũng có thể giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng sóng siêu âm.
Theo tạp chí Live Science (Mỹ), đôi tai của loài khỉ này có thể bắt được tần số sóng siêu âm tới 91 KHz và có thể phát ra âm thanh đạt tần số khoảng 70 KHz, vượt xa khả năng nghe của con người. Loài khỉ lùn Tarsius syrichta sử dụng tần số sóng siêu âm cao vút đến như thế không chỉ đơn thuần là giao tiếp với nhau, mà để tránh động vật săn mồi nghe thấy chúng.
Ngoài ra, Bướm đêm Galleria Mellonella là loài sở hữu khả năng thính giác số một trong thế giới động vật. Bướm đêm Galleria Mellonella có khả năng cảm nhận được tần sóng âm thanh lên đến 300 kHz. Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trong tự nhiên, chưa có loài vật nào khác trên thế giới có thể nghe được như vậy. Nó cũng là một vũ khí của loài này để tránh khỏi sự tấn công của loài dơi.
2. Mùi hương
Một ví dụ về giao tiếp bằng mùi hương của kiến là khi một kiến thợ tìm thấy nguồn thức ăn. Khi kiến tìm thấy thức ăn, nó sẽ quay trở lại tổ và sử dụng các tuyến mùi trên cơ thể để phát ra một loại mùi hương gọi là "mùi hương thức ăn". Mùi này sẽ thu hút các kiến khác trong tổ và dẫn chúng đến nguồn thức ăn.
Kiến cũng sử dụng mùi hương để đánh dấu lãnh thổ và nhận diện các con kiến khác cùng tổ. Mỗi tổ kiến có mùi hương riêng, và khi một kiến từ tổ khác xâm nhập vào lãnh thổ của một tổ khác, mùi hương này sẽ là "chuông cảnh báo" cho cuộc chiến sắp xảy ra.
Ong cũng sử dụng mùi hương để đánh dấu lãnh thổ và giao tiếp với các thành viên trong tổ. Mỗi tổ ong có mùi riêng, và mùi hương này giúp ong xác định lãnh thổ của mình và phân biệt giữa các tổ khác. Đối với các loài côn trùng, mùi hương đóng vai trò quan trọng để giao tiếp, bảo vệ lãnh thổ, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để duy trì trật tự của các loài.
3. Âm thanh
Theo Erich Jarvis, nhà thần kinh học tại Đại học Rockefeller của Mỹ, động vật giao tiếp bằng âm thanh có thể được chia thành hai nhóm lớn: những loài giao tiếp bẩm sinh (không thể bắt chước âm thanh) và những loài "học âm" (có thể bắt chước âm thanh), trong đó nhóm thứ hai có số lượng ít hơn, chủ yếu bao gồm các loài chim biết hót và động vật có vú như cá heo, cá voi, voi, hải cẩu và dơi. Như vậy, các loài có tập tính xã hội cao có xu hướng truyền tải thông tin đa dạng hơn. Theo ông, cá heo là động vật giao tiếp bằng âm thanh nhiều nhất. Chúng là loài có khả năng về “ngôn ngữ giao tiếp phát triển cao” và gần giống với giao tiếp của con người.
4. Điệu nhảy
Loài chim Uraeginthus cyanocephalus, hay còn được gọi là chim đầu xanh, thuộc họ chim di, bộ chim sẻ. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp. Thức ăn của chúng là các loại hạt và côn trùng nhỏ. Đặc biệt, chúng có hình thức giao tiếp khá thú vị bằng chân. Chúng sẽ gõ chân thật nhanh trên cành cây, tạo những tiếng "cạch cạch" để giao tiếp kết hợp với tiếng hót của chúng.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến loài chim công, loài chim được biết đến với vũ điệu “xòe đuôi”. Theo tập tính của chúng thì chim công thường xòe đuôi vào khoảng tháng 4 và 5, đây cũng chính là mùa sinh sản chính của chúng. Khi đến mùa sinh sản, lông của chim công trống lại đổi mới, chúng thường xòe rộng bộ lông đuôi lộng lẫy và đi theo sau chim công cái. Chúng sẽ đi qua lại và nhảy múa với chim công cái. Kết thúc mùa sinh sản qua đi, công sẽ không xòe đuôi nữa. Chim công còn xòe lông vũ để đe dọa kẻ địch. Khi gặp một con đực hoặc một con vật khác, chim công sẽ xòe đuôi thị uy và dọa kẻ thù bằng những con mắt trên đuôi của chúng.
5. Hình thể
Loài voi là những sinh vật thông minh và có tính xã hội cao, chính vì vậy, hình thức giao tiếp của chúng khá đa dạng và phức tạp. Chúng sử dụng cả âm thanh, cử chỉ cơ thể và cảm xúc để truyền tải thông điệp và thiết lập mối quan hệ trong đàn.
Khi muốn kết bạn, voi sẽ dùng vòi của mình quấn vào nhau. Khi muốn giảm stress, voi sẽ mút vòi và ngoe nguẩy đuôi của mình. Voi sử dụng một loạt các chuyển động và cử chỉ tinh tế để giao tiếp với nhau. Nếu vòi voi vểnh lên nghĩa chúng muốn ra oai với bầy đàn. Nếu bạn nhìn thấy một con voi đang nâng cái vòi của mình lên theo hình chữ "S", nó có thể đang tò mò hoặc nghe ngóng tình hình xung quanh.
Đặc biệt, voi có những cảm xúc giống con người khi chúng thể hiện sự thương cảm trước cái chết của đồng loại hoặc sự lo lắng, giận dữ khi voi con gặp nguy hiểm.
Tóm lại, trong quá trình giải mã bí ẩn ngôn ngữ của các loài động vật, chúng ta đã nhận ra rằng không chỉ con người mới có khả năng giao tiếp phức tạp. Các loài động vật cũng có cách giao tiếp đa dạng và phong phú, nhưng chúng thể hiện qua những hình thức khác nhau. Từ việc truyền đạt thông điệp bằng âm thanh, điệu nhảy, cử chỉ cho đến việc sử dụng mùi hương hay sóng siêu âm, các loài động vật đã tạo ra vô vàn ngôn ngữ riêng để truyền đạt thông tin và tương tác với nhau. Điều này giúp ta nhận ra rằng, ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chữ viết mà còn có thể rộng mở hơn, phong phú hơn.
DECIPHERING THE LINGUISTIC MYSTERY OF ANIMALS
In nature, animals use a lot of ways to communicate with each other, even with humans. Each species has its own communication system, languages that humans are still trying to decipher. Through many studies, we have discovered many unique forms of communication and have some interesting findings about the animals language.
Let's join Octo. Solve some mysteries about the language of animals through the article below!
1. Ultrasonic waves
As we all know, mammals such as bats, elephants, cats, mice, whales, and dolphins are capable of communicating with each other using ultrasonic waves. However, US scientists have said that the Philippine Tarsier dwarf monkey belonging to the primate family can also communicate with each other entirely using ultrasonic waves.
According to Live Science magazine (USA), the ears of this monkey can pick up ultrasonic frequencies up to 91 KHz and can emit sounds reaching frequencies of about 70 KHz, far exceeding the ability of humans to hear. The dwarf monkey Tarsius syrichta uses such high-pitched ultrasonic frequencies not merely to communicate with each other, but to prevent predators from hearing them.
In addition, the Galleria Mellonella moth possesses the number one auditory ability in the animal kingdom. Galleria Mellonella moths are capable of sensing sound waves up to 300 kHz. This is the highest level ever recorded in the wild, no other animal in the world has ever heard it. It is also a weapon of this species to ward off the attack of bats.
2. Scent
An example of communication by the scent of ants is when a worker ant finds a food source. When the ant finds food, it returns to the nest and uses the odor glands on its body to emit a type of scent called a "food scent." This smell will attract other ants in the nest and lead them to a food source.
Ants also use scent to mark territory and identify other ants in the same nest. Each ant nest has its own scent, and when an ant from another nest enters the territory of another nest, this scent will be a "warning bell" for the impending fight.
Bees also use scent to mark territory and communicate with members of the nest. Each hive has its own smell, and this scent helps bees identify their territory and distinguish between other nests. For insects, scents play an important role in communication, protecting the territory, and at the same time providing the necessary information to maintain the order of species.
3. Audio
According to Erich Jarvis, a neuroscientist at the Rockefeller University of America, animals that communicate by sound can be divided into two large groups: those that communicate innately (cannot imitate sounds) and those that "learn sounds" (can imitate sounds), of which the second group is less numerous, Mainly include songbirds and mammals such as dolphins, whales, elephants, seals, and bats. As such, highly social species tend to transmit more diverse information. According to him, dolphins are the animals that communicate by sound the most. They are capable of "highly developed communicative language" and closely resemble human communication.
4. Dance
The bird Uraeginthus cyanocephalus, better known as the blue-headed bird, belongs to the family of divine birds, order finches. They inhabit mainly tropical regions with a warm climate. Their food is nuts and small insects. In particular, they have a rather interesting form of communication with their feet. They will tap their feet quickly on the branches, making "clicking" noises to communicate in conjunction with their songs.
In addition, it is impossible not to mention the peacock, which is known for its "tail spreading" dance. Peacocks usually spread their tails around May 4 and 5, which is also their main breeding season. When the breeding season comes, the feathers of the roosters renew, they often spread their magnificent tail plumage and follow behind the female peacock. They will go back and forth and dance with female peacocks. At the end of the breeding season, peacocks will no longer spread their tails. Peacocks also spread their feathers to intimidate enemies. When meeting a male or another animal, peacocks will spread their tails and scare enemies with the eyes on their tails.
5. Body Language
Elephants are intelligent and highly social creatures, so their forms of communication are quite diverse and complex. They use sounds, body gestures, and emotions to convey messages and establish rapport within the herd.
When elephants want to make friends, they will use their trunks to wrap together. When elephants want to relieve stress, they suck their trunks and wiggle their tails. Elephants use a variety of subtle movements and gestures to communicate with each other. If the elephant's trunk is up, it means they want to go out to the herd. If you see an elephant lifting its trunk in an "S" shape, it may be curious or listening to its surroundings.
In particular, elephants have human-like emotions when they show sympathy for the death of their fellow humans or anxiety and anger when baby elephants are in danger.
In our exploration of the language of animals, we have realized that complex communication is not limited to humans. Animals too have a wide spectrum of communication capabilities, albeit in different forms. From vocalizations, postures, and gestures to the use of scent or ultrasound, animals have developed numerous languages to communicate and interact with one another. This highlights that language is not confined to writing alone and can take on many diverse forms.
______________________________________________________
Anh ngữ Octo.
Thông tin liên hệ:
-Fanpage: https://www.facebook.com/hp.octo
-Email: services@octo.vn
-Hotline: 0282 2002244
-Địa chỉ: 45 đường D2A, Khu Manhattan - Vinhomes Grand Park, Tp. Thủ Đức