Ngày đăng: 06/04/2023 18:47:51
Tác giả: Thùy Linh
Dịch giả: Thùy Linh
#Climatechange
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NGUYÊN DO LỚN NHẤT TỪ ĐÂU?
Theo Liên Hiệp Quốc: “Biến đổi khí hậu là tình trạng thay đổi nhiệt độ và các kiểu thời tiết trong thời gian dài. Những thay đổi này có thể là tự nhiên, chẳng hạn như thông qua các biến thể của chu kỳ mặt trời. Nhưng kể từ những năm 1800, hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, chủ yếu do đốt nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và khí đốt.” Như vậy, ngành công nghiệp sản xuất năng lượng cung cấp điện và nhiệt cùng việc sử dụng phương tiện giao thông là tác nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, đưa Trái Đất vào tình trạng báo động.
KHÍ THẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY
- Sản xuất năng lượng: Là quá trình tạo điện và nhiệt từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải nhà kính khổng lồ trên thế giới. Phần lớn điện được tạo ra bằng việc sử dụng than đá, dầu mỏ hoặc khí đốt để tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh mẽ đang bao phủ Trái Đất. Dù nhận biết rõ sức ảnh hưởng nặng nề của nhiên liệu hóa thạch nhưng dầu mỏ, khí đốt và than đá vẫn chiếm khoảng 80% nguồn nhiên liệu cấp một của cả thế giới, theo như nhận định của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra ở Glasgow (Anh) năm 2021. Tài liệu Our World in Data của Đại học Oxford đưa ra những số liệu cụ thể hơn: "Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch đã tăng mạnh trong nửa thế kỷ qua, gấp khoảng 8 lần nếu tính từ năm 1950 và gấp đôi tính từ năm 1980.”
- Các ngành sản xuất và công nghiệp: Theo số liệu từ báo cáo thường niên của BP về năng lượng thế giới (BP’s Statistical Review of World Energy) đến năm 2021, thế giới đã sử dụng khoảng 8 tỷ tấn than, 4 tỷ tấn dầu và hơn 4 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên để tạo nguồn năng lượng cho sản xuất ximăng, nhôm, sắt, thép, cũng như phục vụ nhu cầu dân sinh. Bên cạnh đó, ngành khoáng sản, xây dựng cùng nhiều quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc sử dụng trong quy trình sản xuất chủ yếu hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt. Trong số đó, một số vật liệu như thép được chế tạo từ chất có nguồn gốc năng lượng hoá thạch. Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất là một trong các lĩnh vực phát thải khí nhà kính nhiều nhất trên thế giới.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Ô tô, xe tải, xe máy, tàu thủy, máy bay,… đều hoạt động bằng năng lượng hóa thạch. Cùng với ngành sản xuất năng lượng, giao thông vận tải xả ra lượng khí thải các carbon tương đương, chỉ yếu là carbon dioxit. Chỉ riêng tại Việt Nam, hiện có gần 4,5 triệu ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang lưu hành, mật độ tập trung cao tại một số đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Theo ước tính của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, khi không quản lý khí thải ô tô, xe máy thì lượng phát thải là 469.963 tấn CO2, 37.956 tấn HC mỗi năm. Trong khi đó, tính theo lượng phương tiện mới, mỗi năm các mức khí thải trên gia tăng khoảng 24,8 đến 43,3%.
Dưới sự tác động nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính lên bầu khí quyển, một cuộc cách mạng năng lượng là điều cần thiết để cứu lấy Trái Đất trước khi quá muộn.
CLIMATE CHANGE: WHERE DOES THE BIGGEST CAUSE COME FROM?
According to the United Nations: "Climate change is long-term changes in temperature and weather patterns. These changes can be natural, such as through solar cycle variations. But since the 1800s, human activity has been a major cause of climate change, mainly due to burning fossil fuels such as coal, oil, and gas." Thus, the energy production industry that provides electricity and heat, and transportation is the main contributor to the greenhouse effect, putting the Earth on alert.
EMISSION FROM FACTORIES
- Energy production: It is the process of generating electricity and heat from the combustion of fossil fuels that creates enormous greenhouse gas emissions in the world. Much electricity is generated using coal, oil, or gas to produce carbon dioxide and nitrogen oxides — potent greenhouse gases covering the Earth. Despite recognizing the heavy impact of fossil fuels, oil, gas, and coal still account for about 80% of the world's primary fuel resources, according to the International Energy Agency (IEA) during the 26th Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change (COP 26) in Glasgow ( England) in 2021. The University of Oxford's Our World in Data gives more specific figures: "Fossil fuel consumption has risen sharply over the past half-century, about eight times since 1950 and twice since 1980."
- Manufacturing and industrial sectors: According to data from BP's Statistical Review of World Energy annual report for 2021, the world used about 8 billion tons of coal, 4 billion tons of oil, and more than 4 trillion cubic meters of natural gas to generate energy for cement production, aluminum, iron, steel, as well as serving people's needs. In addition, the mineral industry, construction, and many other industrial processes also emit gas. The machines used in production mainly operate on coal, oil, or gas. Some materials, such as steel, are made from fossil energy sources. Therefore, the manufacturing industry is one of the world's largest emitters of greenhouse gases.
TRANSPORTATION
Cars, trucks, motorcycles, ships, and planes all use fossil fuels. Along with energy production, transportation emits carbon equivalents, primarily carbon dioxide. In Vietnam alone, there are nearly 4.5 million cars and more than 60 million motorbikes in circulation, with a high concentration in some big cities such as Ho Chi Minh City and Hanoi. According to estimates by the Institute of Transport Science and Technology, when not managing emissions of cars and motorcycles, the emissions are 469,963 tons of CO2 and 37,956 tons of HC per year. Meanwhile, emissions increase by 24.8 to 43.3 percent each year in terms of new vehicles.
Under the severe impact of the greenhouse effect on the atmosphere, an energy revolution is needed to save the Earth before it's too late.
________________________________________
References
[1] Hannah Ritchie, Max Roser and Pablo Rosado. (2022). Energy. Published online at OurWorldInData.org. Retrieved from: https://ourworldindata.org/energy
[2] Govind Bhutada. (2023) .Fossil fules production. . Published online at https://www.visualcapitalist.com. Retrieved from: https://www.visualcapitalist.com/visualizing-the-scale-of-global-fossil-fuel-production
[3] Bernard Looney, Helge Lund, Pamela Daley, Hina Nagarajan. (2021).BP’s Statistical Review of World Energy.Published online at https://www.bp.com. Retrieved fom: https://www.bp.com/en/global/corporate/energy-economics/statistical-review-of-world-energy/co2-emissions.html
[4] IEA.(2021). Renewables 2021, IEA, Paris https://www.iea.org/reports/renewables-2021 , License: CC BY 4.0